Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác

quy định của Bộ GD&ĐT.

- Đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị dạy học tối thiểu của các lớp từ 5-6 tuổi. - Mỗi trẻ có 1 bộ hồ sơ theo dõi quá trình học tập.

Tóm lại, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trẻ của giáo viên có ý nghĩa và có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, kết quả kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá sự phát triển của trẻ. Công khai kết quả đánh giá trẻ theo chủ đề, giai đoạn và xây dựng điều chỉnh kịp thời kế hoạch GDKNS cho trẻ cho phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi trường.

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội giúp trẻ đạt hiệu quả về KNS một cách tốt nhất ở mọi lúc mọi nơi. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

Mỗi môi trường đều mang lại những giá trị khác nhau trong quá trình hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Sự tương quan của 3 lực lượng này càng mật thiết thì hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ càng mang lại hiệu quả cao.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nội dung

Tăng cường công tác tham mưu với các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo. Cần có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm và là quá trình lâu dài.

Giáo dục kĩ năng sống không phải của riêng nhà trường mà đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Do đó, mỗi môi trường giáo dục cần có ý thức sẵn sàng phối hợp và chủ động trong vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đặc biệt là trẻ từ 5-6 tuổi.

Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của nền giáo dục quốc dân. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo vì mục tiêu chung là chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Cách thức thực hiện

Nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục kĩ năng sống. Hiệu trưởng nhà trường phải tham mưu cho họ nắm được giá trị và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường cũng như trong đời sống sinh hoạt hằng ngày tại gia đình. Trẻ ở các trường

Mẫu giáo nói chung, không chỉ có chăm sóc, dạy kiến thức mà kĩ năng sống cần thiết cũng vô cùng quan trọng khi trẻ tham gia theo học tại trường.

Quản lý tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, nhằm rèn luyện và hình thành cho học sinh kĩ năng sống, kỹ năng thực hành, năng lực thực tiễn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi. Triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền cho cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh hoặc thư ngỏ gửi trực tiếp cho từng cha mẹ học sinh.

Giáo viên xây dựng kế hoạch tuyên truyền trong các góc tuyên truyền hoặc trên các bảng hiệu. Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của cha mẹ học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năngsống. Qua đó giáo viên nắm bắt được nhận thức, và tinh thần của cha mẹ học sinh nhằm phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống của trẻ cho toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường trong các buổi họp giao ban trong tuần, trong tháng.

Gia đình

Kết hợp chặt chẽ với nhà trường, cho trẻ đi học đầy đủ, đúng giờ. Nhắc nhở, tạo điều kiện con em thực hành các kĩ năng sống cần thiết trong quá trình sinh hoạt tại gia đình. Một số kỹ năng cơ bản tự phục vụ bản thân trẻ tại gia đình như: tự mặc áo - gấp áo, đánh răng, cắt móng tay...

Tạo môi trường tốt nhất, phù hợp với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, quan sát, nhận xét trao đổi với giáo viên về con mình về việc thực hiện kĩ năng sống tại gia đình hoặc khi đi cùng bố mẹ. Giúp đỡ con trong quá trình giáo dục KNS.

Thường xuyên chủ động cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ ở nhà, diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình cho nhà trường, thông qua GV chủ nhiệm.

Đưa ra những nhận xét, đánh giá của gia đình về kết quả thực hiện kĩ năng sống của con mình cho giáo viên ở lớp, phối kết hợp với giáo viên để điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Giúp cho trẻ phát triển đúng định hướng.

Bổ sung, hỗ trợ các nguyên vật liệu cho giáo viên làm giáo cụ để thực hiện bài tập tại lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

Xã hội

Chính quyền địa phương cần quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chăm sóc giáo dục kĩ năng sống cho các trường, đặc biệt các lớp 5-6 tuổi.

Tuyên truyền vai trò, tầm quan trọng cho nhân dân trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con em mình, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, thông qua các buổi họp và thông tin qua đài truyền thanh tại các địa phương.

Tạo điều kiện cho các trường, lớp, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thực hiện tốt giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi.

Động viên, khuyến khích kịp thời các trường thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống tốt nhất thông qua việc kiểm tra giám sát liên ngành.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Công tác phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường là một việc làm quan trọng, thể hiện sự gắn bó mất thiết đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm trong cơ sở giáo dục trẻ. Để làm được điều này đòi hỏi người hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề, có kiến thức có khả năng tuyên truyền vận động thuyết phục và sự linh hoạt nhạy bén trong công việc.

Người hiệu trưởng phải tích cực xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc kết hợp với các ngành, các cấp và với cha mẹ học sinh tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Nắm bắt và triển khai đầy đủ các văn bản quy định về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đảm bảo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường Mẫu giáo theo hướng đổi mới và vận dụng sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch chung của trường.

Coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, công tác tuyên truyền là sức mạnh tổng hợp quan trọng đưa lại hiệu quả. Công tác xã hội hóa phải có nội dung công việc cụ thể cho từng đoàn thể tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)