7. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ cho hoạt động GDKNS
GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi
3.2.6.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Chăm lo xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường của hiệu trưởng trường Mẫu giáo trong giai đoạn hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học là công việc quan trọng và rất cần thiết.
Việc quản lý chỉ đạo sử dụng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi góp phần đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống nói chung và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi nói riêng. Làm cho đội ngũ giáo viên tại các trường nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, từ đó phát triển ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả đồ dùng, đồ chơi vào tổ chức các hoạt động giáo dục, có tinh thần trách nhiệm trong quản lý chỉ đạo sử dụng tốt cơ sở vật chất, có ý thức xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, xây dựng phong trào tự nghiên cứu và tự làm đồ dùng, đồ chơi trong các trường Mẫu giáo một cách thường xuyên. Hoạt động này không chỉ để khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mà còn để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi.
Nội dung
Nâng cấp và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bao gồm: - Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy trẻ:
+ Khuôn viên trường học đảm bảo diện tích theo quy định chuẩn. + Hệ thống cảnh quan môi trường, bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát.
+ Phòng học, phòng chức năng: Xây dựng đủ mỗi lớp 1 phòng học đảm bảo diện tích, ánh sáng theo hướng chuẩn quốc gia. Đủ các phòng: phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó, văn phòng nhà trường, phòng hoạt động âm nhạc, phòng y tế học đường... thỏa mãn các điều kiện phục vụ hoạt động cơ sở giáo dục.
+ Điều kiện vệ sinh: Trường học phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho đi lại, sinh hoạt và học tập của trẻ.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, giáo cụ phục vụ các hoạt động giáo dục trẻ. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các phương tiện kỹ thuật hiện có.
- Khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và làm phương tiện dạy học của giáo viên.
- Nhà trường luôn xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn cơ sở vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trước mắt và có hướng phát triển lâu dài.
Cách thức thực hiện
* Tăng cường quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi
Nhà trường phải đạt được các mục tiêu cơ bản đó là xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi nói riêng; Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Các nguồn kinh phí phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. Sử dụng kinh phí tiết kiệm, chống lãng phí nhưng phải mang lại hiệu quả thiết thực. Để thực hiện được các nội dung trên, Hiệu trưởng phải thực hiện như sau:
- Xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy và tài liệu tham khảo. Hiệu trưởng cần lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động GD KNS cho trẻ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; Lập dự toán kinh phí cần sử dụng cho từng hạng mục; Tận dụng hợp lí nguồn ngân sách Nhà nước đối với trường Mẫu giáo công lập, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của địa phương và các tổ chức, cá nhân một cách hợp lí; Sử dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả; tránh tham ô, lãng phí.
- Tăng cường sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: để thực hiện tốt mục tiêu này, Hiệu trưởng cần phải yêu cầu GV sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với hoạt động; thường xuyên phát động hội thi làm đồ dùng dạy học và xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thi đua của GV trong năm học; thực
hiện kiểm kê cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo quy định; đánh giá hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ công tác GDKNS cho trẻ của GV.
* Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi
Hiệu trưởng cần đẩy mạnh khai thác các nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợ cho hoạt động GDKNS cho trẻ của nhà trường; Có kế hoạch huy động đầu tư, tu bổ và sửa chữa cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị phục vụ hoạt động này bằng mọi nguồn lực khác nhau như: từ sự hỗ trợ của địa phương, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của PHHS; tăng cường xã hội hóa giáo dục để nâng cao cơ sở vật chất trường học phục vụ các hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi trong nhà trường.
* Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực trong nhà trường
Môi trường sư phạm trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Nếu người GV được giảng dạy trong môi trường sư phạm thuận lợi, trẻ được học trong môi trường thân thiện, an toàn thì GV và trẻ sẽ có những điều kiện tốt để phát huy năng lực, sự sáng tạo của mình, hoạt động GDKNS được nâng lên. Trong nhà trường, Hiệu trưởng phải thiết lập được môi trường dạy học an toàn, xanh- sạch- đẹp, có giá trị thẩm mĩ cao cho GV và học sinh. Để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực, an toàn, người Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Xây dựng trường học thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ và an toàn cho trẻ.
- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường.
- Phát huy dân chủ cơ sở, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, cá nhân để có những điều chỉnh, bổ sung biện pháp quản lý phù hợp. Thực hiện công khai hóa các hoạt động của nhà trường, quan tâm đến các chế độ chính sách đối với cán bộ, GV, nhân viên và HS về các loại quỹ trong nhà trường.
- Tổ chức nhiều hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ và GV tham gia.
- Cần đảm bảo số lượng học sinh và GV trên lớp theo quy định: với một lớp học quá đông sẽ là một trở ngại lớn trong công tác GDKNS cho trẻ vì muốn hình thành các kỹ năng cho trẻ thì từng trẻ phải được thực hành, trải nghiệm, phải có cơ hội tương tác với nhau, với GV. Vì vậy, số lượng trẻ, số lượng GV ít nhất phải đảm bảo theo quyết định số 14/2008/BGDĐT về ban hành điều lệ trường Mẫu giáo.
* Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi
Công tác khen thưởng phải được thực hiện một cách khoa học, khách quan, chính xác, đúng người, đúng việc để nó thật sự là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động GDKNS; khơi dậy và phát huy tiềm năng hiện có của GV. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo tính khoa học, công bằng, dân chủ và khách quan.
- Xây dựng nội dung và thang điểm thi đua một cách khoa học, hợp lí, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường.
- Tăng cường tổ chức các hội thi: GV dạy giỏi; hội thi làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, ...
- Có chính sách khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phương pháp.
- Thành lập quỹ khen thưởng, quy định mức khen thưởng phù hợp.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Nhà trường phải xác định thực trạng và nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, chủ động xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình phát triển và mục tiêu đặt ra của nhà trường.
Tổ chức kiểm kê nắm bắt tình hình về CSVC, phương tiện kỹ thuật của trường. Tuyên truyền tốt về hoạt động GDKNS tới PHHS và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của học động này đối với sự phát triển nhân cách của con người. CBQL, GV kêu gọi PHHS, các nhà hảo tâm giúp đỡ hỗ trợ hoạt động, góp quỹ khuyến học, khuyến tài.
Giám sát, kiểm tra việc huy động các nguồn lực. Đánh giá, tổng kết và công khai tài chính.
Tôn trọng sự tham vấn, phối hợp của PHHS cũng như các lực lượng bên ngoài nhà trường về các vấn đề liên quan đến hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại nhà trường. Thông qua các hoạt động trao đổi này không chỉ để GDKNS cho trẻ mà còn nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục, cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, PHHS và các lực lượng ngoài xã hội trong hoạt động giáo dục nói chung.
3.3. Mối quan hệ các biện pháp
Các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống được đề xuất ở trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Mỗi biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống có một vị trí riêng trong hệ thống các biện pháp quản lý đề xuất như: biện pháp “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi
tại các trường mẫu giáo đối với CBQL, GV, PH” có tác dụng giữ vị trí định hướng cho
các biện pháp quản lý khác. Khi có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi thì biện pháp “Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt
động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi” đáp ứng với yêu cầu hiện nay, Giữ vai trò quyết định
để các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống khác phát huy hiệu quả tốt nhất. giảm bớt sự tốn kém về thời gian, về công sức. Các biện pháp như “Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; “Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác tăng cường
GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi”… giữ vai trò là các biện pháp công cụ về mặt nhân sự, hoạt động để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi ở các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện thực hiện được đúng kế hoạch và đảm bảo hiệu quả…
Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi. Trong 6 biện pháp đề xuất, mỗi biện pháp đều giữ một vị trí quan trọng riêng như đã xác định, không có biện pháp nào được coi là quan trọng cốt lõi tuyệt đối trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Vì vậy, cán bộ quản lí khi sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi cần chú ý:
- Sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, tránh tình trạng tuyệt đối hóa, quá nhấn mạnh một biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống nào đó mà cán bộ quản lí ưa thích và đánh giá cao.
- Tùy theo từng bối cảnh và điều kiện cụ thể của từng trường, từng giai đoạn nhất định mà sử dụng các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống có sự khác biệt.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài
3.4.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm
Để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn, tác giả thực hiện phương pháp điều tra khảo sát. Đối tượng tham gia khảo sát gồm: cán bộ quản lý và giáo viên đang công tác tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nội dung tập trung vào việc đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp theo thang đo Liket 5 mức độ) như sau:
- Tính cấp thiết: Rất cấp thiết (5 điểm); Cấp thiết (4 điểm); Bình thường (3 điểm); không cấp thiết (2 điểm); Rất không cấp thiết (1 điểm).
- Tính khả thi: Rất khả thi (5 điểm); Khả thi (4 điểm); Bình thường (3 điểm); không Khả thi (2 điểm); Rất không khả thi (1 điểm).
Nội dung phiếu khảo sát (phụ lục 4)
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Sau khi thực hiện việc trưng cầu ý kiến đánh giá. Tổng số phiếu phát ra là 80 phiếu và thu về 71 phiếu hợp lệ, đưa vào phân tích đánh giá. Kết quả được thống kê như sau:
Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tổng Xtb Xếp hạng Rất cấp thiết Cấp thiết Bình thườn g Không cấp thiết Rất không cấp thiết 5 4 3 2 1
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH
95,77 2,82 1,41 0,00 0,00 71 4,94 1 Kế hoạch hóa công tác quản lý
hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi
90,14 5,63 4,23 0,00 0,00 71 4,86 4 Tăng cường công tác đào tạo và tập
huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi
92,96 4,23 2,82 0,00 0,00 71 4,9 2 Tăng cường sự phối hợp giữa các
lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi
84,51 9,86 5,63 0,00 0,00 71 4,79 6 Tăng cường các điều kiện và
phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi.
91,55 4,23 4,23 0,00 0,00 71 4,87 3 Tăng cường kiểm tra, đánh giá
công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện
87,32 7,04 5,63 0,00 0,00 71 4,82 5
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý hoạt động GDKN sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi được tính điểm trung bình Xtb, cho thấy: trên 84% ý kiến đánh giá cho rằng, 6 nhóm biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam mà luận văn đề xuất. Theo kết quả điều tra, thứ tự tính cấp thiết của các biện pháp được xếp theo thứ tự tính cấp thiết của các biện pháp lần lượt là: Thứ nhất là Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH; Thứ hai là Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; Thứ ba là Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6