7. Cấu trúc của luận văn
2.3.5. Môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
phương pháp trực quan-minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa), phương pháp GDKNS thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân và phương pháp dùng lời nói. Bên cạnh đó, kết quả sử dụng các phương pháp và hình thức như: Phương pháp thực hành, trải nghiệm; Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ, phương pháp GDKNS thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá trở xuống. Riêng phương pháp GDKNS thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại được đánh giá kết quả không đạt. Kết quả này đã phản ánh khả rõ nét về thực trạng áp dụng các phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My hiện nay. Một lần nữa khẳng định rằng, đa số các giáo viên tại các trường Mẫu giáo chỉ áp dụng các phương pháp và hình thức giáo dục truyền thống. Chưa áp dụng các phương pháp giáo dục mới vào hoạt động giảng dạy. Việc sử dụng các phương pháp trực quan, sinh động và cho trẻ tiếp xúc với thực tế thông qua các hoạt động tham quan, dã ngoại, phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ sẽ giúp cho trẻ phát huy tốt hơn kỹ năng sống đã học tại trường và áp dụng trong thực tế có kết quả thực hiện chưa cao.
Để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thời gian đến mang lại hiệu quả cao. Đòi hỏi, cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường Mẫu giáo cần sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, việc lựa chọn các phương pháp giáo dục phải phù hợp với nội dung giáo dục và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ sẽ giúp cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống mang lại hiệu quả cao.
2.3.5. Môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi cho trẻ từ 5-6 tuổi
yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại các trường. Nếu môi trường luôn thay đổi theo hướng thân thiện, tích cực và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đầy đủ, hiện đại. Sẽ tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các phương pháp giáo dục mới, mang tính trực quan, sinh động và có hình ảnh minh họa cụ thể. Giúp cho trẻ em có hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và dễ vận dụng vào thực tế và ngược lại.
Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả tiến hành lấy ý kiến của CBQL và GV bằng bảng câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể như sau:
- Về mức độ thực hiện
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện về môi trường và các điều kiển tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Nội dung tượng Đối
Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thực hiện Không thực hiện Lớp học luôn thay đổi theo
từng chủ đề và phù hợp với yêu cầu của nhà trường
CBQL 3,74 17,39 39,13 43,48 0,00 0,00 GV 3,71 21,43 28,57 50,00 0,00 0,00 Không gian lớp học rộng rãi,
bố trí gọn gàng, quen thuộc phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.
CBQL 3,39 13,04 21,74 56,52 8,70 0,00 GV 3,40 15,31 19,39 55,10 10,20 0,00 Tài liệu GDKNS phong phú,
đa dạng
CBQL 2,87 0,00 21,74 43,48 34,78 0,00 GV 2,88 0,00 19,39 48,98 31,63 0,00 Nhà trường đáp ứng được cơ
sở vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu GDKNS CBQL 2,74 0,00 13,04 47,83 39,13 0,00 GV 2,79 0,00 12,24 54,08 33,67 0,00 Các góc học tập thường
xuyên thay đổi, phù hợp với CT hoạt động GDKNS của trẻ CBQL 3,35 17,39 21,74 39,13 21,74 0,00 GV 3,38 16,33 24,49 39,80 19,39 0,00 Xây dựng lớp học sạch sẽ, an toàn CBQL 3,57 21,74 26,09 39,13 13,04 0,00 GV 3,62 19,39 32,65 38,78 9,18 0,00 Qua kết quả khảo sát tại bảngnêu trên cho thấy, không có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên. Đa số CBLQ và giáo viên đánh giá cao về mức độ thực hiện của tiêu chí “Lớp học luôn thay đổi theo từng chủ đề và phù hợp
theo nhu cầu của từng lớp học” với điểm số trung bình của cán bộ quản lý là 3,74 và
giáo viên là 3,71. Điều này chứng tỏ các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã thực hiện thường xuyên việc trang trí không gian lớp học theo đúng chủ đề, chủ điểm đã quy định theo từng giai đoạn. Các hoạt động vệ sinh lớp học và môi trường
xung quanh lớp học được thực hiện thường xuyên, với điểm trung bình trên 3,5. Các giáo viên tại các trường đã có nhiều cố gắng trong việc tự thiết kế đồ dùng dạy học và tự trang trí lớp học đảm bảo tính thẩm mĩ, gọn gàng, sạch sẽ. Bên cạnh đó, mức độ thực hiện việc đầu tư mua sắm tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống có mức độ thực hiện không thường xuyên. Nguyên nhân chính là do nguồn ngân sách để đầu tư mua sắm tại các trường được phân bổ còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn NSNN. Thêm vào đó, việc phân bổ nguồn vốn chưa đồng đều giữa các trường. UBND huyện chỉ tập trung vào việc đầu tư và xây dựng các trường đang xây dựng trường chuẩn, trường điểm trên địa bàn huyện. Các trang thiết bị và đồ dùng dạy học chủ yếu được trang bị ở cơ sở chính, các điểm trường nhỏ lẽ ở thôn, ấp chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Tình trạng thiếu trang thiết bị và đồ dùng dạy học ở các trường thôn, các trường vùng sâu vùng xa đã trở nên phổ biến.
- Về kết quả thực hiện
Trong những năm qua, việc thay đổi môi trường và các điều kiện cần thiết để phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại các trường Mẫu giáo đã được các trường quan tâm triển khai thực hiện như đã phân tích trên. Để đánh giá kết quả thực hiện đối với hoạt động này, tác giả tổng hợp kết quả tại bảng 2.14.
Bảng 2.14. Kết quả thực hiện về môi trường và các điều kiển tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Nội dung tượng Đối
Kết quả thực hiện ĐTB Rất Tốt Tốt Khá Trung
bình
Không đạt Lớp học luôn thay đổi theo từng
chủ đề, phù hợp với yêu cầu của nhà trường
CBQL 3,87 17,39 52,17 30,43 0,00 0 GV 3,89 23,47 41,84 34,69 0,00 0 Không gian lớp học rộng rãi,
gọn gàng, quen thuộc phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.
CBQL 3,32 12,00 16,00 64,00 8,00 0 GV 3,29 8,16 29,59 44,90 17,35 0 Tài liệu GDKNS phong phú, đa
dạng
CBQL 2,43 0,00 13,04 34,78 34,78 17,39 GV 2,45 0,00 11,22 39,80 31,63 17,35 Nhà trường đáp ứng được cơ sở
vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu GDKNS
CBQL 2,23 0,00 13,64 22,73 36,36 27,27 GV 2,41 0,00 21,43 27,55 21,43 29,59 Các góc học tập thường xuyên
thay đổi, phù hợp với CT hoạt động GDKNS của trẻ CBQL 2,96 0,00 30,43 34,78 34,78 0,00 GV 2,93 0,00 21,43 50,00 28,57 0,00 Xây dựng lớp học sạch sẽ, an toàn CBQL 3,39 13,04 30,43 39,13 17,39 0,00 GV 3,44 12,24 34,69 37,76 15,31 0,00 Căn cứ vào kết quả bảng 2.14 cho thấy, đa số cán bộ quản lý vào giáo viên đánh giá cao về kết quả thực hiện “Lớp học luôn thay đổi theo từng chủ đề, phù hợp với yêu
cầu của nhà trường”. Đây là nội dung được đánh giá kết quả thực hiện ở mức tốt trở lên. Tiếp theo là kết quả thực hiện nội dung “Xây dựng lớp học sạch sẽ, an toàn”. Các tiêu chí còn lại được đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá. Tiêu chí “Tài liệu GDKNS
phong phú, đa dạng” có 17,39 % cán bộ quản lý và 17,35% giáo viên tham gia trả lời
đánh giá không đạt. Tiêu chí “Nhà trường đáp ứng được cơ sở vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu GDKNS” có 27,25% cán bộ quản lý và 29,59% giáo viên đánh giá không đạt. Một lần nữa khẳng định rằng, việc mua sắm tài liệu giáo dục kỹ năng sống và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bặc Trà My còn hạn chế. Tính trạng thiếu tài liệu tham khảo, các phương tiện và đồ dùng dạy học trở nên phố biến ở các trường Mẫu giáo. Điều này làm cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy bị hạn chế, các phương pháp giảng dạy trực quan, sinh động chưa được vận dụng trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Để hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo trong thời gian đến mang lại hiệu quả cao, BGH nhà trường cần tăng cường công tác tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, chính quyền địa phương trong việc xin hỗ trợ nguồn kinh phí từ NSNN, nguồn vốn xã hội hóa trong giáo dục. Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Có chính sách ưu tiên đầu tư mua sắm đối với các trường vùng sâu, vùng xa, các điểm trường ở các thôn, ấp. Thực hiện việc phân bổ và cấp phát đồ dùng dạy học hợp lý, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Ngoài ra, để đánh giá mức độ tham gia của phụ huynh trong viêc cải thiện môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi. Tác giả điều tra thu được kết quả tại bảng 2.15.
Bảng 2.15. Mức độ đóng góp của phụ huynh trong việc cải thiện môi trường và các điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Nội dung Điểm trung bình Mức độ đóng góp Rất thương xuyên Thường xuyên Bình thường không thường xuyên Không thực hiện Đóng góp về tài chính 2,24 4,32 8,63 20,14 40,29 26,62 Đóng góp các NVL có sẵn tại gia đình 1,59 1,44 4,32 8,63 23,02 62,59 Tham gia đóng góp ngày công lao động. 2,81 7,91 11,51 42,45 29,50 8,63 Đóng góp các tài liệu 2,01 2,16 3,60 22,30 37,41 34,53 Theo kết quả tại bảng 2.15 cho thấy, mức độ đóng góp về tài chính và các nguồn lực khác của các bậc phụ huynh cho nhà trường để góp phần cải thiện môi trường học tập, việc đầu tư các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn rất hạn chế. Đa số các phụ huynh chỉ đóng góp ngày công lao động để dọn dẹp vệ sinh
phòng học và cảnh quan nhà trường khi nhà trường có yêu cầu. Việc đóng góp về tài chính, tài liệu liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống hầu như các phụ huynh không thực hiện. Nguyên nhân là do, đa số các phụ huynh học sinh là những người lao động nông nghiệp, thu nhập còn thấp, thêm vào đó là tỷ lệ phụ huynh là người dân tộc thiểu số khá cao. Nên việc đóng góp của phụ huynh còn hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc huy động các nguồn lực từ sự đóng góp của phụ huynh để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học không đáp ứng yêu cầu đề ra.