Tiến trình xảy ra mâu thuẫn

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 143 - 148)

Nhìn vào sơ đồ 7.5, chúng ta có thể thấy mâu thuẫn diễn ra theo tiến trình gồm 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

- Truyền thông. Trong chương 6 chúng ta đã biết là mâu thuẫn sẽ phát sinh nếu người truyền thông điệp và người giải mã thông điệp không trùng nhau.

- Cơ cấu tổ chức. Trong tổ chức có những phòng ban thường xuyên mâu thuẫn với nhau, ví dụ phòng bán hàng và phòng kế toán thu nợ. Phòng bán hàng muốn tăng doanh số nên hay cho khách hàng nợ, trong khi phòng kế toán lại muốn giảm bớt các khoản nợ từ khách hàng để thu hồi nợ dễ dàng hơn.

- Các biến cá nhân: sự khác biệt về giá trị, tính cách của mỗi cá nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ ở Việt Nam ta có câu “thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo”. Điều này cho thấy trong cuộc sống có những người chúng ta cảm thấy họ thật đáng yêu, dễ dàng trao đổi hay làm việc chung, nhưng cũng có những người chỉ nhìn họ thôi mà tự nhiên mình có ác cảm. Vậy nếu phải làm việc chung thì xung đột là không thể tránh khỏi.

Hình 7.5: Tiến trình diễn ra mâu thuẫn

Giai đoạn 2: Nhận thức và cảm nhận về mâu thuẫn

- Nhận thức về mâu thuẫn: khi một hay nhiều bên biết được những vấn đề có thể phát sinh mâu thuẫn.

- Cảm nhận về mâu thuẫn: cảm xúc khi nhận thấy mâu thuẫn như lo sợ, căng thẳng, phản đối, thất vọng…

Giai đoạn 3: Chủ ý giải quyết mâu thuẫn

Khi đã nhận thức và cảm nhận được mâu thuẫn các bên có thể có những chủ ý để giải quyết mâu thuẫn theo những cách sau:

- Cạnh tranh: cố giành phần thắng về mình bất chấp những tác động, ảnh hưởng cho đối phương.

- Hợp tác: hai bên cố gắng tìm ra giải pháp thỏa mãn mối quan tâm của cả hai bên. - Né tránh: tự ý rút lui ra khỏi mâu thuẫn.

- Giúp đỡ: hy sinh lợi ích bản thân để hỗ trợ giúp đỡ bên kia.

- Thỏa hiệp: mỗi bên sẽ hy sinh một phần quyền lợi của mình để giải quyết mâu thuẫn.

Giai đoạn 4: Hành vi giải quyết mâu thuẫn

Hành vi ở đây bao gồm những phát biểu, hành động hay phản ứng với bên mâu thuẫn. Hành vi này dựa trên chủ ý giải quyết mâu thuẫn của các bên. Ví dụ liên quan đến cạnh tranh như anh đe dọa tôi, tôi đe dọa lại anh. Hay đình công để phản đối những chính sách nhân sự của công ty…

Giai đoạn 5: Kết quả của mâu thuẫn

- Kết quả tích cực: ra quyết định đúng đắn, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, giải quyết được vấn đề, giảm căng thẳng.

- Kết quả tiêu cực: hiệu quả làm việc của nhóm giảm, tăng sự bất mãn, giảm tính đoàn kết, đấu tranh giữa các thành viên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1. Định nghĩa về lãnh đạo

Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng, động viên các nhóm hay cá nhân đóng góp vào thành công và hiệu quả hoạt động của tổ chức mà họ là thành viên.

2. Quyền lực, phân biệt các loại quyền lực

Quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng tới các quyết định cá nhân hay tập thể - Khả năng A phải ảnh hưởng đến hành vi B để B hành động theo mong muốn của A. Hay nói cách khác,đó là mối quan hệ của B đối với A khi A sở hữu một thứ gì đó mà B đang cần.

Có các loại quyền lực sau: quyền ép buộc dựa trên sự lo sợ, quyền khen thưởng liên quan đến khả năng phân chia phần thưởng mà những người khác thấy có giá trị, quyền lực hợp pháp được trao cho một người khi họ nắm giữ vị trí nào đó trong tổ chức. Quyền lực này bao gồm quyền ép buộc và quyền khen thưởng, quyền lực chuyên gia là một trong những yếu tố tạo nên quyền lực nhất, quyền tham khảo phụ thuộc vào đặc điểm tính cách cá nhân hay những nguồn tài nguyên mà con người mong muốn. ...

3. Khái niệm, tiến trình mâu thuẫn và biện pháp giải quyết mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là một tiến trình xảy ra khi một bên nhận thức được rằng những lợi ích của mình đang bị một bên thứ hai tác động tiêu cực. Tiến trình mâu thuẫn gồm 5 giai đoạn sau: nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, nhận thức và cảm nhận về mâu thuẫn, chủ ý giải quyết mâu thuẫn, kết quả của mâu thuẫn va hành vi giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn dẫn đến một số kết quả. Các kết quả này có thể có tính chức năng trong trường hợp mâu thuẫn cải thiện hoạt động của nhóm. Trái lại, hoạt động của nhóm có thể bị cản trở và kết quả của mâu thuẫn sẽ mang tính phi chức năng.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

1. Bản chất của học thuyết đặc điểm là gì? Điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp đặc điểm đối với lãnh đạo. Hãy lấy thí dụ thực tế để chứng minh hạn chế của học thuyết này.

2. Nội dung của học thuyết hành vi. Nhứng khác biệt cơ bản của học thuyết này so với học thuyết đặc điểm lãnh đạo.

3. Học thuyết ngẫu nhiên (học thuyết lãnh đạo theo tình huống) của Fiedler có ưu điểm cơ bản gì? Tại sao không có một phong cách lãnh đạo nào hoàn toàn lý tưởng trong mọi tình huống.

4. Sự khác biệt giữa quyền lực và lãnh đạo? Nguyên nhân của sự phụ thuộc trong mối quan hệ về quyền lực là gì?

5. Mâu thuẫn và quá trình mâu thuẫn? Sự khác biệt giữa ba quan điểm về mâu thuẫn, giữa mâu thuẫn chức năng và phi chức năng.

6. Một tổ chức cần phát triển lãnh đạo hay quản lý? Vai trò lãnh đạo hay vai trò quản lý quan trọng hơn cho sự thành công của tổ chức? Giải thích?

CHƯƠNG VIII. VĂN HÓA TỔ CHỨC

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:

- Hiểu được văn hoá tổ chức là gì? Các đặc trưng thường gặp của văn hoá tổ chức. - Phân biệt văn hoá chính thống với văn hoá bộ phận.

- Tổ chức có nền văn hoá mạnh, văn hóa yếu là như thế nào? Tính mạnh, yếu của văn hoá ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tổ chức.

- Các biện pháp nhằm xây dựng và duy trì văn hoá tổ chức.

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w