Sự hàilòng trong công việc

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 62 - 65)

Sự hài lòng trong công việc là một loại thái độ được nghiên cứu rộng rãi nhất trong hành vi tổ chức. Là thái độ chung của cá nhân đối với công việc của mình. Sự hài lòng trong công việc là một sự tổng hợp phức tạp của nhiều yếu tố công việc riêng biệt.

Sự hài lòng trong công việc còn được định nghĩa là “sự khác biệt giữa giá trị phần thưởng mà nhân viên nhận được với giá trị phần thưởng mà họ tin rằng mình có thể nhận được”.

3.3.2. Đo lường sự hài lòng trong công việc

Thông thường thì mọi người có hài lòng với công việc của mình không? Nếu như bạn định đưa ra những câu chuyện trên các báo nói về những người công nhân bất bình đang bãi công hay là giết cả quản lý của mình thì bạn có thể sẽ nghĩ rằng hầu hết mọi người rất không hài lòng với công việc của họ. Tuy nhiên đây là những ví dụ cực đoan. Có các bằng chứng thừa nhận rằng hầu hết mọi người thật sự rất hài lòng với công việc của mình.

Để giải thích cho điều này, một cuộc điều tra ở Mỹ, Mexico và Tây Ban Nha đã yêu cầu các công nhân chỉ ra những mức hài lòng trong công việc và người quản lý thì giá trị trung bình của cả hai câu hỏi đều rất cao và giống nhau ở tất cả ba quốc gia. Khi xem xét cùng với những cuộc điều tra khác (đã được thực hiện trong vài thập kỷ) thì cho thấy rằng 80%-90% người lao động tương đối hài lòng với công việc của mình, điều này thể hiện một bức tranh lạc quan hơn nhiều.

Song không phải tất cả mọi người đều có sự hài lòng như nhau đối với công việc của mình. Sau đây là một vài phát hiện chủ yếu:

- Nhân viên văn phòng có khuynh hướng hài lòng hơn là nhân viên sản xuất chẳng hạn như các nhân viên lao động chân tay, nhân viên phân xưởng

- Thông thường thì những người lớn tuổi có xu hướng hài lòng với công việc của mình hơn là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, điều thú vị là sự hài lòng không tăng lên theo một chiều hướng nhất định. Người ta thường hài lòng hơn với công việc trong những năm 30 tuổi (bởi vì họ trở nên thành công hơn), giảm đi ở độ tuổi 40 (khi họ đã hết ảo tưởng) và hài lòng trở lại trong giai đoạn cuối những năm 50 tuổi (khi họ sẵn sàng chấp nhận số phận của mình trong cuộc sống)

- Những người có nhiều kinh nghiệm trong công việc thì có sự thỏa mãn nhiều hơn là những người ít kinh nghiệm. Đơn giản, họ càng gắn bó lâu hơn với công việc thì nhân viên đó càng có thể làm hợp lý hóa việc nắm giữ quyền hành hay tài sản của mình lúc đó họ nhìn nhận công việc theo một hướng tích cực.

- Phụ nữ và thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số có khuynh hướng không hài lòng với công việc nhiều hơn là nam giới. Điều này xuất phát từ xu hướng các nạn nhân của sự phân biệt đối xử hiện tại vẫn còn ở một số quốc gia bị chuyển đến các vị trí công việc thấp hơn và những vị trí có ít cơ hội để thăng tiến.

Khi tiến hành cuộc điều tra ở Mỹ, Mexico và Tây Ban Nha về mức độ hài lòng của họ trong công việc lại xuất hiện một câu hỏi khác. Liệu rằng có phải ở một vài quốc gia thì người ta hài lòng với công việc hơn là ở những nước khác không ? Mặc dù bằng chứng còn hạn chế nhưng dường như không có sự khác nhau nào đối với toàn bộ sự thỏa mãn đối với công việc trên thế giới.

Không chỉ có một số nhóm cụ thể hài lòng với công việc hơn những nhóm khác mà còn có một vài cá nhân luôn hài lòng hoặc không hài lòng với công việc của mình. Xem xét một nghiên cứu thú vị đối với hơn 5.000 nam giới đã thay đổi công việc vào giữa những năm 1969 và 1971. Trong cuộc điều tra này, biểu hiện đối với sự hài lòng trong công việc thì tương đối ổn định. Nói cách khác, mặc dù có những công việc khác nhau nhưng những người đàn ông hài lòng hoặc không hài lòng vào năm 1969 thì có khuynh hướng cũng hài lòng hoặc không hài lòng như nhau vào năm 1971. Nói một cách cụ thể: một số người hài lòng với công việc của họ hơn là những người khác ngay cả khi họ đã theo đuổi những công việc khác nhau trong một khoảng thời gian dài. Theo như khái niệm này thì người nào ưa thích bất cứ công việc nào mà mình đang làm tại một thời điểm thì có thể thích những công việc mà họ đang làm tại một thời điểm khác – cho dù là những công việc này khác nhau. Và làm thế nào để biết nhân viên của họ hài lòng hay không hài lòng? Đó là đo lường.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau để đo lường sự hài lòng đối với công việc. Nhưng tất nhiên không thể quan sát trực tiếp thái độ và cũng không thể suy luận dựa trên hành vi của người khác. Do đó, trong hầu hết các nghiên cứu chúng ta phải dựa vào đánh

giá để xác định quan điểm của họ. Tuy nhiên nhân viên họ không hoàn toàn cởi mở về vấn đề này và họ giữ bí mật những cảm xúc của mình.

Các nhà khoa học xã hội đã phát triển những công cụ có giá trị và đáng tin cậy được thiết kế để đo lường sự hài lòng trong công việc. Có hai phương pháp hữu ích đã được triển khai để đo lường sự hài lòng đối với công việc, đó là: Đo lường chung bằng một câu hỏi và tổng hợp mức độ của các khía cạnh công việc.

Đo lường chung bằng một câu hỏi: chúng ta chỉ hỏi nhân viên một câu:“Xem xét

tất cả các yếu tố, anh chị hài lòng với công việc của mình như thế nào”. Người được hỏi sẽ trả lời bằng cách khoanh tròn vào một con số từ 1 đến 5 (1: rất không hài lòng, 2: không hài lòng, 3: bình thường, 4: hài lòng, 5: rất hài lòng)

Tổng hợp mức độ của các khía cạnh công việc: phương pháp này khá phức tạp.

Chúng ta phải biết những yếu tố quan trọng trong công việc và hỏi cảm nhận của nhân viên cho từng yếu tố. Các yếu tố này có thể là đặc điểm công việc, cách giám sát, tiền lương, cơ hội thăng tiến, các mối quan hệ với đồng nghiệp…Những yếu tố này được đo theo thang đo chuẩn và sau đó cộng tất cả điểm số lại. Điểm càng cao cho thấy mức độ hài lòng của nhân viên càng tăng.

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w