Hệ thống ý nghĩa chung, giá trị chung mà chúng ta đề cập ở trên là một nhóm các đặc tính cơ bản mà tổ chức coi là có giá trị. Một nghiên cứu gần đây cho rằng, văn hoá tổ chức có 7 đặc tính quan trọng nhất, tập hợp các đặc tính này có thể hiểu được bản chất văn hoá của một tổ chức.
Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro: mức độ mà người lao động được khuyến khích
tích cực đổi mới và dám chấp nhân rủi ro do đổi mới gây ra.
Sự tập trung vào chi tiết: mức độ các nhà quản lý mong muốn những người lao
động thực hiện công việc chính xác, tỏ rõ khả năng phân tích và chú ý tới các chi tiết nhỏ trong khi thực hiện công việc.
Sự định hướng kết quả: Mức độ mà người quản lý chú ý nhiều tới kết quả thực
hiện công việc hơn là chú ý tới quá trình thực hiện và phương pháp được áp dụng để đạt được kết quả đó.
Định hướng con người: Mức độ các quyết định của ban quản lý đưa vào xem xét
về ảnh hưởng của hậu quả lên con người trong phạm vi tổ chức.
Định hướng nhóm: các hoạt động được tổ chức thực hiện theo nhóm chứ không phải theo từng cá nhân riêng lẻ.
Sự năng nổ: Mức độ nhân viên tỏ ra năng nổ và cạnh tranh với nhau hơn là ỉ lại, tự
bằng lòng và dễ dãi.
Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của tổ chức nhấn mạnh tới việc duy trì nguyên
trạng chứ không phải sự tăng trưởng hay sự thay đổi.
Mỗi một đặc tính trên tồn tại trong sự biến thiên từ thấp đến cao. Như vậy, việc đánh giá tổ chức dựa trên 7 đặc tính này sẽ cho thấy một bức tranh tổng thể về văn hoá của tổ chức. Bức tranh tổng thể này sẽ trở thành cơ sở để cảm nhận được sự hiểu biết chung của các thành viên về tổ chức của họ; cách thực hiện các hoạt động trong tổ chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Các đặc tính này có thể kết hợp với nhau theo những cách khác nhau hình thành nên nhiều loại tổ chức khác nhau.