Các thuyết về học tập

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 47 - 50)

Kiến thức chúng ta nhận được từ học tập có thể là kiến thức bên ngoài hay là kiến thức từ kinh nghiệm. Các thuyết học tập dưới đây sẽ giúp chúng ta giải thích hành vi con người thay đổi qua quá trình học tập như thế nào.

a) Thuyết phản xạ có điều kiện

Thuyết điều kiện cổ điển được đưa ra từ thực nghiệm của nhà khoa học Nga Ivan Paplop trong việc dạy chó tiết dịch vị từ tiếng chuông. Khi đưa miếng thịt ra chó sẽ tiết dịch vị, khi không có thịt nhưng rung chuông với việc đưa thức ăn. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại việc nghe tiếng chuông trước khi nhận được thức ăn, chó bắt đầu tiết dịch vị rất sớm khi nghe tiếng chuông. Sau đó, chó có thể tiết dịch vị khi nghe tiếng chuông mà không hề có thức ăn. Nghĩa là chó đã đã học được cách phản ứng với tiếng chuông. Chúng ta sẽ xem xét thực nghiệm này để giải thích những khái niệm cơ bản của thuyết điều kiện cổ điển.

Miếng thịt là tín hiệu không điều kiện, nó tạo cho chó phản ứng theo cách thức cụ thể. Phản ứng xảy ra ở bất cứ nơi nào có những tín hiệu không điều kiện được gọi là phản

xạ không điều kiện. Tiếng chuông là tín hiệu có điều kiện. Trong khi tiếng chuông tự nó là trung tính, nhưng khi tiếng chuông gắn liền với thịt chó nó tạo ra những phản ứng khi chỉ có tiếng chuông. Phản xạ có điều kiện mô tả hành vi tiết dịch vị của chó trong phản ứng với tiếng chuông.

Học tập phản xạ có điều kiện bao gồm việc hình thành một quan hệ giữa các tín hiệu có điều kiện và các tín hiệu không điều kiện. Sử dụng cặp tín hiệu - tín hiệu điều kiện và tín hiệu trung tính - tín hiệu trung tính trở thành tín hiệu có điều kiện và tạo ra các phản ứng của tín hiệu không điều kiện.

Thuyết điều kiện cổ điển có thể thấy được trong hoạt động tổ chức. Ví dụ, mỗi lần tổng giám đốc đi thăm các phân xưởng, những người lãnh đạo các phân xưởng cho làm vệ sinh các phân xưởng, lau chùi cửa sổ…điều này xảy ra thường xuyên bốn năm liền. Người lao động học được hành vi là khi nào cửa sổ được lau chùi. Con người học cách gắn việc chùi rửa cửa sổ với việc thăm viếng của tổng giám đốc. Khi cửa sổ được chùi rửa mọi người nghĩ ngay đến việc tổng giám đốc sẽ viếng thăm.

Thuyết điều kiện cổ điển giải thích cho các hành vi mang tính phản ứng hơn là cho các hành vi tự nguyện. Có nghĩa là khi có tác nhân kích thích thì hành vi mới xảy ra và ngược lại. Con người hoàn toàn chịu áp lực của môi trường. Nhưng với con người, các hành vi, đặc biệt hành vi phức tạp, phần lớn chủ động, có mục đích chứ không phải thụ động. Thuyết điều kiện hoạt động sẽ có sự giải thích phù hợp hơn cho các hành vi mang tính chất chủ động.

b) Thuyết điều kiện hoạt động

Thuyết điều kiện hoạt động cho rằng: Hành vi là hàm số của những kết cục của nó. Con người học tập cách phản ứng, cư xử để đạt đến cái mà họ muốn và tránh những cái mà họ không muốn. Hành vi mang tính hoạt động, tự nguyện hoặc hành vi được học là khác với hành vi mang tính phản ứng hoặc hành vi không được học. Xu hướng trong việc lặp lại các hành vi này bị chi phối, hoặc được củng cố bởi những kết cục của hành vi và làm tăng khả năng là hành vi được lặp lại.

B.F. Skinnre - nhà tâm lý học của đại học Harvard đã phát trtiển thuyết điều kiện hoạt động. Ông cho rằng bằng việc tạo ra kết cục hài lòng theo sau một dạng hành vi cụ thể thì tần số của hành vi đó sẽ tăng lên. Con người thường sẽ tăng cường và lặp lại những

hành vi mong đợi khi nó được củng cố một cách tích cực để làm như vậy. Phần thưởng là rất có hiệu quả khi nó theo sau ngay lập tức một hành vi được mong muốn. Hơn nữa các hành vi không được thưởng, thậm chí bị phạt, dường như ít được lặp lại. Nếu các hành vi không được củng cố một cách tích cực thì khả năng lặp lại của nó sẽ giảm.

Tạp chí New York Times đã áp dụng chính sách mới về việc cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. Công ty đã ra thông báo là sẽ thưởng cho những ai có sức khỏe và nhất là không có bất kỳ sự khiếu nại nào về vấn đề y tế của công ty. nếu trong năm mà một ai không đệ trình bất kỳ một sự khiếu nại nào thì sẽ nhận 1000$. Với chính sách này của New York Times, công ty đã cắt giảm được 30% chi phí cho hoạt động y tế này

1. Hành vi cụ thể của người nhân viên 2. Kết quả sau hành vi

3. Từ câu 1 và 2 có thể giải thích theo thuyết điều kiện hoạt động được không? Thuyết điều kiện hoạt động cũng không giải thích hết được mọi hành vi của con người. Tuy có nhấn mạnh vai trò chủ động của con người song nguyên nhân tạo ra hành vi phần lớn nằm ngoài bản thân con người, chủ yếu do tác động của môi trường.

c) Thuyết học tập xã hội

“Trong bộ phim chiếu trên truyền hình, tên tội phạm nện vào đầu viên sĩ quan cảnh sát vào tường. Khi viên cảnh sát gục ngã, tên tội phạm tìm cách thoát thân. Hắn mỉm cười đắc thắng rồi lạnh lùng giẫm lên xác người để chạy đi. Xem phim ấy vào buổi tối hôm trước, một cậu bé tìm cách đánh nhau với đứa em trai của mình. Trước đây những trận đánh nhau hiếm khi có hành vi bạo lực, nhưng lần này cậu bé nện đầu em trai của mình vào tường rồi cố giẫm chân lên đứa em trai của nó”.

Bạn nghĩ gì về trường hợp trên đây? Hành vi nện vào đầu em trai mình của cậu bé hầu như không thể giải thích được theo quan điểm của lý thuyết phản xạ có điều kiện, vì hành vi này không có sự lặp đi lặp lại. Trước đây, cậu bé cũng chưa từng đánh nhau theo kiểu này bao giờ, cho nên không thể nói rằng cậu bé nhận được sự khuyến khích hay tán thưởng để có thể cắt nghĩa theo quan điểm của lý thuyết điệu kiện hoạt động.

Thuyết này cho rằng học tập diễn ra bằng cách quan sát những điều xảy ra đối với những người khác và từ đó trở thành mô hình hành vi của mỗi cá nhân. Các hành vi này giúp cá nhân đạt được kết quả làm việc tốt hơn, đồng thời tránh những hành vi không phù hợp. Theo mô hình học tập xã hội, quá trình học tập của mỗi người diễn ra theo 4 bước:

Quá trình chú ý: con người chỉ học khi họ nhận ra và chú ý tới các đặc tính quan

trọng của nó. Con người bị ảnh hưởng mạnh bởi mô hình hấp dẫn, lặp đi lặp lại hoặc họ thấy là quan trọng đối với họ.

Quá trình tái hiện: mức độ mà con người nhớ về hoạt động của mô hình ngay sau

khi mô hình không có hoặc không thấy mô hình.

Quá trình thực tập: việc quan sát phải được chuyển thành hành động, thể hiện qua

việc con người có thực hiện các hoạt động theo mô hình.

Quá trình củng cố: cá nhân được động viên để thực hiện hành vi theo mô hình nếu

có những khuyến khích tích cực hoặc phần thưởng được đưa ra. Hành vi được củng cố sẽ được chú ý nhiều hơn, học tốt hơn và được thực hiện thường xuyên hơn.

Trong học tập xã hội, hành vi đáp ứng của con người tùy theo nhận thức của mình, nếu cá nhân cho rằng hành vi đó có quan trọng, hấp dẫn thì họ học tập và ngược lại. Hình thức này khác với lý thuyết điều kiện hoat động, hành vi cá nhân phụ thuộc vào môi trường.

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w