a) Định nghĩa
Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi là quan trọng trong các tình huống khác nhau, niềm tin này định hướng các quyết định và hành động của chúng ta.
Giá trị cá nhân được xem như là nền tảng chính để hình thành nên những quan điểm và những sở thích riêng mỗi cá nhân. Nó là những nền tảng của những quyết định cốt yếu, những định hướng sống và sự cảm nhận của mỗi cá nhân. Nhờ đó mà trong bản thân của mỗi cá nhân có thể đưa ra phán quyết cơ bản về các dạng cụ thể của hành vi và tình trạng cuối cùng là được ưa thích hay không được ưa thích (đối với cá nhân hay xã hội). Giá trị chứa đựng các yếu tố phán quyết trong đó bao gồm các ý kiến của một cá nhân về cái gì là đúng, hoặc sai, tốt hoặc xấu, được ưa thích hay không được ưa thích. Giá trị không chỉ đại diện cho điều ta muốn mà còn là những điều ta phải làm theo cách xã hội mong muốn.
Giá trị có hai thuộc tính: nội dung và cường độ. Thuộc tính nội dung để phân loại giá trị này với giá trị khác. Thuộc tính cường độ thể hiện mức độ quan trọng của giá trị đó trong hệ thống giá trị.
Con người sẽ sắp xếp những giá trị được coi trọng của mình theo thứ tự ưu tiên. Sự sắp xếp này tạo ra hệ thống giá trị. Thứ tự ưu tiên trong hệ thống này được xác định bằng độ quan trọng mà chúng ta gán cho từng giá trị.
Ví dụ về thuộc tính nội dung của các giá trị như là: sự tự do, sự thú vị, lòng tự trọng, sự chân thành, sự tuân thủ, và sự công bằng. Thuộc tính cường độ là sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng của giá trị đối với cá nhân đó: (1) sự tự do, (2) sự thú vị, (3) sự chân thành….
Phần lớn các giá trị (thuộc tính nội dung và cường độ) được mỗi cá nhân xác lập trong những năm đầu đời từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè…và có thể thay đổi ít nhiều theo thời gian. Thế hệ Thời gian tham gia LLLĐ Tuổi xấp xỉ hiện tại Các giá trị công việc nổi trội
Các giá trị sau cùng
Thế hệ kỳ cựu
Những năm 50 và đầu năm 1960
>65 Chăm chỉ, bảo thủ, tuân thủ, trung thành với tổ chức Cuộc sống thoải mái, gia đình bình yên Thế hệ sinh sau thế chiến thứ 2 đến thập niên 60 1965-1985 40 -60 Thành công, thành tích, tham vọng, không ưa chính quyền, trung thành với nghề nghiệp
Sự thành công, công nhận của xã hội
Thế hệ X 1985 – 2000 30- 40 Cân bằng công việc và cuộc
sống, định hướng nhóm, không thích quy tắc và trung thành các mối quan hệ Tình bạn chân thành, hành phúc, sự vui vẻ Thế hệ tiếp theo Từ năm 2000 đến nay
< 30 Tự tin, thành công tài chính, yêu thích quyền lực, đòi hỏi, ý nghĩa công việc
Trách nhiệm bản thân, xã hội
Bảng 3.1: Các giá trị công việc thay đổi trong lực lượng lao động ngày nay b) Tầm quan trọng của giá trị
Trong nghiên cứu hành vi tổ chức, giá trị là quan trọng bởi nó đặt cơ sở cho hiểu
biết về thái độ, động cơ, cũng như ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta. Một cá nhân gia nhập một tổ chức với những nhận thức về những cái mà họ có thể làm và những điều mà họ không thể làm. Tất nhiên, những nhận thức này không phải là một sự tự do về giá trị (không muốn gì cũng được). Trái lại, nó chứa đựng những sự diễn đạt của cái gì là đúng, cái gì là sai.
Thứ hai, giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của con người. Giả sử bạn gia nhập một tổ chức với quan điểm là phân phối thu nhập dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ là đúng và phân phối thu nhập dựa trên thâm niên là không đúng”. Bạn sẽ phản ứng thế nào khi tổ chức của bạn phân phối thu nhập trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ? Bạn sẽ rất buồn, điều này có thể dẫn đến sự bất mãn đối với công việc và từ đó quyết định của bạn sẽ không làm việc với nỗ lực cao.