Giá trị giữa các nền văn hóa khác nhau

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 58 - 59)

Ngày nay, có nhiều tổ chức mà nhân viên làm việc đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Do đó, nhà quản lý phải có khả năng làm việc với những người đến từ các nền văn hoá khác nhau, hiểu được sự khác biệt giá trị giữa các nền văn hoá, qua đó có thể giải thích và dự báo hành vi của nhân viên từ các nước khác nhau.

Khác biệt giữa các nền văn hoá khác nhau về:

Khoảng cách quyền lực: là mức độ mà những người ở một quốc gia chấp nhận việc

quyền lực trong tổ chức được phân phối không đều.

Chủ nghĩa cá nhân - chủ nghĩa tập thể

Giá trị của “chủ nghĩa cá nhân” – nhấn mạnh đến chính bản thân mình, nhấn mạnh đến sự độc lập và đề cao tính duy nhất. Nó độc lập với chủ nghĩa tập thể - nhấn mạnh đến nhóm, sự kết hợp giữa các đơn vị và sự cùng tham gia của các cá nhân khác. Giá trị của chủ nghĩa cá nhân thường hướng đến việc đề cao sự đóng góp riêng của một cá nhân, nhưng ngược lại đối với văn hoá của chủ nghĩa tập thể thì nó lại thiên về việc đề cập đến sự đóng góp của một đội, một tập thể.

Né tránh sự bất ổn thấp – né tránh sự bất ổn cao

Né tránh sự bất ổn là mức độ mà những người ở một quốc gia ưa thích những tình huống có cấu trúc hơn là những tình huống không có cấu trúc.

Định hướng ngắn hạn – định hướng dài hạn

Con người trong một nền văn hoá có định hướng dài hạn hướng đến kết quả đạt được trong tương lai, coi trọng sự tiết kiệm và sự phát triển bền vững. Định hướng ngắn hạn coi trọng quá khứ và hiện tại, nhấn mạnh đến sự tôn trọng truyền thống và các nguyên tắc xã hội.

Quan điểm về sự khác biệt giới tính: mức độ mà một xã hội củng cố hoặc không

củng cố quan niệm truyền thống về phái mạnh đối với phái yếu.

Một phần của tài liệu BAI GIANG HANH VI TO CHUC 8 1 2021 PTQLE (1) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w