Khái niệm Xây dựng chương trình

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.3 Khái niệm Xây dựng chương trình

Từ rất xa xưa, Chương trình đã được quan tâm và đưa ra định nghĩa và những cách hiểu khác nhau. Tác giả Kieran Egan cho rằng chương trình (curriculum) có nghĩa là “trường đua”, “cuộc chạy đua” hay “sự chạy nhanh” [36]. Với cách hiểu này, chương trình có ý nghĩa về sự định hướng cho sự phát triển.

Theo Hollis L. Caswell và Doak S. Campbell, chương trình được coi như là “tất cả những kinh nghiệm mà trẻ em có được dưới sự hướng dẫn của giáo viên”. Điều này thể hiện rõ quan điểm đề cao chất lượng “đầu ra” của quá trình thực hiện chương trình giáo dục [35].

Cũng tương tự như vậy, Peter F. Oliva xem “chương trình là những gì người học thu nhận được do kết quả của việc học tập ở nhà trường” [43]. Quan niệm này quan tâm tới những gì người học thu nhận được sau giai đoạn học tập.

Tác giả Ronald C. Doll lại xem chương trình học của một nhà trường được định nghĩa là: “nội dung và quá trình chính thức hoặc không chính thức mà nhờ đó người học có được sự hiểu biết, kiến thức, phát triển kỹ năng, thay đổi thái độ nhận thức và giá trị dưới sự tổ chức của nhà trường”. Định nghĩa quan tâm đến sự tổ chức của nhà trường trong việc cung cấp kiến thức, phát triển kỹ năng, thái độ nhận thức và giá trị của người học.

Tác giả Daniel Tanner và Lauren N. Tanner cho rằng “chương trình là sự tái cấu trúc những kiến thức và kinh nghiệm với mục đích giúp người học phát triển trong quá trình kiểm soát một cách thông minh những kiến thức và kinh nghiệm sẽ xảy ra sau đó” [33] , [45].

White (1995) cho rằng “Chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra”. Có thể thấy quan điểm này gần nhất với cách hiểu và xây dựng

19

chương trình trong giáo dục hiện nay. Đồng quan điểm với White, nhà giáo dục Ralph Tyler bổ sung rằng một chương trình phải có 4 yếu tố cơ bản sau: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp hay quy trình đào tạo; Đánh giá kết quả đào tạo [19].

Nghiên cứu các quan niệm, định nghĩa về chương trình của nhiều tác giả, chuyên gia giáo dục, chuyên gia chương trình; trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn khái niệm chương trình là là “một bản kế hoạch đào tạo bao gồm mục tiêu giáo dục rõ ràng, nội dung đào tạo cụ thể, có phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, có đánh giá kết quả đào tạo”.

Xây dựng chương trình là “hoạt động xây dựng nội dung bản kế hoạch đào tạo bao gồm mục tiêu giáo dục rõ ràng, nội dung đào tạo cụ thể, có phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, có đánh giá kết quả đào tạo”.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 29 - 30)