Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các biện

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 108 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.5. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các biện

thai an toàn

Dưới đây là kết quả điều tra về mức độ hiểu biết của học sinh về một số biện pháp tránh thai sau khi đã tham gia thực nghiệm:

Bảng 3.17. Mức độ hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về một số biện pháp tránh thai (tính theo số lượng)

Các biện pháp Trƣớc TN Sau TN

1. Sử dụng bao cao su nam

Không biết 14 0

Biết sơ qua 76 49

Biết rất rõ 10 49

2. Sử dụng bao cao su nữ

Không biết 95 33

Biết sơ qua 5 65

Biết rất rõ 0 0

3. Đặt vòng Không biết 93 34

98

Biết rất rõ 0 0

4. Sử dụng thuốc tránh thai

Không biết 19 4

Biết sơ qua 75 85

Biết rất rõ 6 9

5. Tính ngày chu kỳ kinh nguyệt

Không biết 65 35

Biết sơ qua 29 58

Biết rất rõ 6 5

6. Xuất tinh ngoài âm đạo Không biết 56 31

Biết sơ qua 43 67

Biết rất rõ 1 0

7. Triệt sản Không biết 97 35

Biết sơ qua 3 63

Biết rất rõ 0 0

8. Miếng dán tránh thai

Không biết 95 44

Biết sơ qua 5 54

Biết rất rõ 0 0

9. Cấy tránh thai

Không biết 97 44

Biết sơ qua 3 54

Biết rất rõ 0 0

Tổng 100 98

Với biện pháp sử dụng bao cao su nam, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 14 học sinh xuống không còn học sinh nào, số lượng học sinh “Biết sơ qua”

giảm từ 76 học sinh xuống còn 50 học sinh, số lượng học sinh “Biết rất rõ”

về phương pháp này tăng từ 10 học sinh lên đến 50 học sinh. Như vậy, số lượng học sinh lớp 7, lớp 8 “Biết sơ qua”“Biết rất rõ” về biện pháp này tăng lên rõ rệt sau khi tham gia thực nghiệm.

Với biện pháp sử dụng bao cao su nữ, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 95 xuống 33 học sinh, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng đáng kể từ 5 lên đến 65 học sinh; cũng như trước thực nghiệm không học sinh lớp 7, lớp 8 nào “Biết rất

99

rõ” về phương pháp này. Như vậy, sau khi tham gia thực nghiệm nhiều học sinh “Biết sơ qua” biện pháp này.

Với biện pháp đặt vòng, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh không biết giảm từ 93 học sinh xuống còn 34 học sinh, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng cao từ 7 lên tới 64 học sinh; cũng như trước thực nghiệm không học sinh lớp 7, lớp 8 nào “Biết rất rõ” về phương pháp này. Như vậy, sau khi tham gia thực nghiệm nhiều học sinh lớp 7, lớp 8 “Biết sơ qua” biện pháp đặt vòng.

Với biện pháp sử dụng thuốc tránh thai, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 19 xuống 4 học sinh, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng nhẹ từ 75 học sinh lên 85 học sinh, số lượng học sinh biết rất rõ về phương pháp này tăng rất ít từ 6 lên 9 học sinh. Như vậy, số lượng học sinh lớp 7, lớp 8 “Biết sơ qua”

“Biết rất rõ” về biện pháp sử dụng thuốc tránh thai tăng nhẹ sau khi tham gia thực nghiệm; phần lớn học sinh chỉ “Biết sơ qua” về biện pháp này.

Với biện pháp tính ngày chu kỳ kinh nguyệt, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 65 học sinh xuống còn 35 học sinh, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng gấp đôi từ 29 học sinh lên tới 58 học sinh; số lượng học sinh “Biết rất rõ” có sự thay đổi từ 6 còn 5. Như vậy, sau khi tham gia thực nghiệm số học sinh “Biết sơ qua” về biện pháp tính ngày chu kỳ kinh nguyệt tăng lên đáng kể so với tổng số học sinh lớp 7, lớp 8 trước đó.

Với biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 56 học sinh xuống 31 học sinh, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng khá cao từ 43 học sinh lên tới 67 học sinh; số lượng học sinh “Biết rất rõ” có sự thay đổi

100

từ 1 học sinh thành không có học sinh nào. Như vậy, với biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, chỉ có thêm một số học sinh “Biết sơ qua” về biện pháp tránh thai này.

Với biện pháp triệt sản, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 97 học sinh xuống 35 học sinh. Ngược lại, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng rất rõ rệt từ 3 học sinh lên tới 63 học sinh; cũng như trước thực nghiệm không học sinh lớp 7, lớp 8 nào biết rất rõ về phương pháp này. Như vậy, sau khi tham gia thực nghiệm rất nhiều học sinh lớp 7, lớp 8 “Biết sơ qua” biện pháp triệt sản.

Với biện pháp miếng dán tránh thai, so với kết quả trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, số lượng học sinh “Không biết” giảm từ 95 học sinh xuống 44 học sinh. Ngược lại, số lượng học sinh “Biết sơ qua” tăng cao từ 5 học sinh lên tới 54 học sinh; cũng như trước thực nghiệm không học sinh lớp 7, lớp 8 nào “Biết rất rõ” về phương pháp này. Như vậy, sau khi tham gia thực nghiệm nhiều học sinh biết đến biện pháp miếng dán tránh thai ở mức độ sơ qua.

Có thể thấy rằng, sau chương trình thực nghiệm những học sinh lớp 7, lớp 8 ban đầu biết thêm nhiều biện pháp tránh thai ở mức độ “Biết sơ qua”. Trong đó biện pháp được nhiều học sinh biết rõ hơn là “Sử dụng bao cao su nam”. Điều này có thể giải thích bởi đây là biện pháp tác giả đã chia sẻ kỹ và cho các em thực hành trên vật minh họa và tham gia trò chơi trả lời câu hỏi kiến thức nên có thể ghi nhớ thông tin kiến thức tốt hơn. Còn những biện pháp còn lại tác giả cũng chỉ giới thiệu qua hình ảnh và chia sẻ kiến thức lý thuyết với các em.

101

3.3.1.6. Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản

Để tìm hiểu về nhu cầu được giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh trong trường sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, tác giả tìm hiểu lại nhu cầu của học sinh về tần suất giảng dạy mà các em mong muốn. Kết quả thu được ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về tần suất giảng dạy kiến thức về sức khỏe sinh sản (tính theo số lượng)

Quan điểm của học sinh Trƣớc TN Sau TN

TL TL

1. Không nên dạy 29.0 0

2. Thỉnh thoảng dạy 71.0 88.8

3. Dạy thường xuyên 0 11.2

Theo kết quả khảo sát thu được ta thấy, trong số 100 học sinh lớp 7, lớp 8 tham gia khảo sát ban đầu có 29% học sinh cho rằng những kiến thức về SKSS không nên dạy; nhưng sau đó, không học sinh nào trong số 98 học sinh tham gia thực nghiệm còn quan điểm cũ. Thay vào đó, các em nghĩ rằng kiến thức này nên được “Thỉnh thoảng dạy” và “Dạy thường xuyên”. Tỉ lệ lựa chọn phương án “Thỉnh thoảng dạy” tăng từ 71.0% lên 88.8% và tỉ lệ lựa chọn phương án “Dạy thường xuyên”, từ 0 học sinh lựa chọn tăng lên đến 11.2% học sinh lựa chọn. Như vậy, sau khi tham gia chương trình thực nghiệm các em đã có nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của những kiến thức về sức khỏe sinh sản và cho rằng kiến thức này nên dạy và tần suất dạy mong muốn của đa số học sinh là “Thỉnh thoảng”.

Nội dung cuối cùng tác giả tiến hành điều tra là các nội dung kiến thức SKSS mà các em học sinh tham gia thực nghiệm quan tâm và muốn được dạy.

102

Biểu đồ 3.14. Mối quan tâm của học sinh tham gia thực nghiệm về những nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản

Quan sát biểu đồ ta thấy, trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, hai nội dung được nhiều học sinh lựa chọn nhất là “Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản” (78.0%), “Đặc điểm tuổi dậy thì” (85%). Những nội dung còn lại được ít học sinh lựa chọn hơn. Tuy nhiên, sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, quan điểm của học sinh đã thay đổi đáng kể. 100% học sinh tham gia thực nghiệm đều quan tâm đến những nội dung “Tình bạn, tình yêu”, “Mang thai và hậu quả của mang thai”, “Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”, “Các biện pháp tránh thai an toàn”.

Khi xem xét số liệu cụ thể về mối quan tâm của khối 7 và mối quan tâm của khối 8, kết quả cho thấy có sự khác nhau trong nhu cầu của hai khối đối với các nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy 100% học sinh lớp 7 tham gia thực nghiệm quan tâm tới tất cả các vấn đề được đưa ra. Tuy nhiên, ở học sinh lớp 8 có sự lựa chọn khác biệt đáng kể. Những nội dung được tất cả các học sinh lớp 8 tham gia thực nghiệm quan tâm là “Tình bạn, tình yêu”, “Mang thai và

78 [VALUE] 45 43 [VALUE] [VALUE] 77.1 83.7 100 100 100 100 0 20 40 60 80 100 120

Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản Đặc điểm tuổi dậy thì Mang thai và hậu quả của mang thai Các biện pháp tránh thai an toàn Tình bạn, tình yêu Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua

đường tình dục

103

hậu quả của mang thai”, “Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”, “Các biện pháp tránh thai an toàn”.

Bảng 3.19. Mối quan tâm của học sinh tham gia thực nghiệm về những nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản

Nội dung giáo dục SKSS Lớp 7 Lớp 8

SL SL

1. Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản 50 26

2. Đặc điểm tuổi dậy thì 50 32

3. Mang thai và hậu quả của mang thai 50 48 4. Các biện pháp tránh thai an toàn 50 48

5. Tình bạn, tình yêu 50 48

6. Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

50 48

Hai nội dung được học sinh lớp 8 lựa chọn ít hơn là “Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản”, “Đặc điểm tuổi dậy thì”. Điều này có thể giải thích bởi những kiến thức này đã được đề cập trong chương trình Sinh học lớp 8, trong khi các em học sinh lớp 7 chưa có cơ hội để tiếp cận hơn với những kiến thức này.

104

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 108 - 115)