Nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 66 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục

Biểu đồ 3.4. Quan điểm của học sinh về QHTD ở tuổi vị thành niên

[VALUE]%

[VALUE]%

56

Khi được hỏi về quan điểm của bản thân về việc có nên quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên không, có tới 92.0% (tương ứng với 184 lựa chọn) cho rằng “Không nên” quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, bên cạnh ý kiến đó, có 8.0% (tương ứng với 16 lựa chọn) cho rằng “Nên” quan hệ tình dục khi yêu. Đây không phải số lượng lớn tuy nhiên cũng là một con số đáng lưu tâm. Điều đó chứng tỏ rằng một bộ phận học sinh đồng tình với vấn đề quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên.

Để tìm hiểu lý do tại sao một số học sinh cho rằng nên quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên, câu hỏi về vấn đề này đã được đưa vào bảng khảo sát. Bảng kết quả 3.2 là ý kiến của 16 học sinh đồng tình với việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên.

Bảng 3.2. Quan điểm của học sinh về lý do nên QHTD ở tuổi vị thành niên

Lý do nên QHTD ở tuổi VTN SL

1. Để chứng tỏ tình yêu thực sự 9/16

2. Quan hệ tình dục ở VTN là chuyện bình thường 7/16 3. Có thể quan hệ tình dục ở VTN, miễn là không có thai 8/16 4. Có thể quan hệ tình dục ở VTN, miễn là sẽ lấy nhau 5/16

Trong tổng số 16 học sinh cho rằng nên quan hệ tình dục, có 9 trường hợp lựa chọn nguyên nhân QHTD là “Để chứng tỏ tình yêu thực sự”, “Quan hệ tình dục ở VTN là chuyện bình thường” (7 trường hợp”, “Có thể quan hệ tình dục ở VTN, miễn là không có thai” (8 trường hợp), “Có thể quan hệ tình dục ở VTN, miễn là sẽ lấy nhau” (5 trường hợp). Đây là một điểm đáng lưu ý trong công tác tuyên truyền và giáo dục SKSS. Cần cung cấp các nội dung

57

cần thiết để các em nhận thức đúng đắn về sự phát triển của lứa tuổi và có những hành vi phù hợp.

Bên cạnh một số ý kiến và quan điểm cho rằng nên quan hệ tình dục, Bảng số liệu 3.3 dưới đây là những lý giải của phần lớn học sinh về việc tại sao không nên quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên.

Bảng 3.3. Quan điểm của học sinh về ảnh hưởng của QHTD ở tuổi vị thành niên

Hậu quả của QHTD ở tuổi VTN SL TL

1. Ảnh hưởng đến việc học tập 146 79.35

2. Có thể mang thai ngoài ý muốn 127 69.02 3. Gia đình, bạn bè, thầy cô ghét bỏ 42 22.83

4. Vi phạm pháp luật 107 58.15

5. Có thể bị lây bệnh 76 41.30

6. Không đủ khả năng nuôi con nếu có thai 103 59.98

Trong tổng số 184 học sinh lựa chọn phương án “Không nên”, có nhiều lý do được các em lựa chọn để giải thích cho việc vì sao không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên. Có thể thấy rằng, phần lớn học sinh cho rằng quan hệ tình dục có thể “Ảnh hưởng đến học tập” (79.35%); bên cạnh đó những nguyên nhân cũng được nhiều học sinh lựa chọn là “Có thể mang thai ngoài ý muốn” (69.02%), “Vi phạm pháp luật” (58.15%), “Không đủ khả năng nuôi con nếu có thai” (59.98%). Có hai nguyên nhân được ít học sinh lựa chọn hơn là “Có thể bị lây bệnh” (41.30%) và “Gia đình, bạn bè, thầy cô ghét bỏ” (22.83%).

Chia sẻ của một học sinh nữ lớp 9 về vấn đề này như sau: “Bọn em học còn không xong nghĩ gì đến mấy chuyện người lớn đấy ạ. Bị nhỡ mà như mấy

58

vụ ở mình đấy thì xấu hổ lắm chị ạ. Lấy chồng cái là sự nghiệp học hành coi như chấm dứt luôn”.

Nhìn chung, phần lớn học sinh trường THCS Lại Thượng cho rằng không nên quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên. Đồng thời, các em cũng nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề này đối với bản thân khi bản thân vẫn còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 66 - 69)