Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 53 - 56)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng về mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến SKSS và giáo dục SKSS của học sinh trường THCS Lại Thượng. Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho học sinh.

Nội dung khảo sát: Khảo sát hướng vào các nội dung cơ bản sau: - Khái niệm SKSS

- Các kiến thức về giới tính - Tình bạn, tình yêu

- Tình dục

- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục - Các biện pháp tránh thai an toàn

- Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản

Cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi khảo sát được xây dựng dựa vào các nội dung cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm tìm hiểu các mức độ nhận thức của học sinh về chủ đề này; các câu hỏi tập trung khai thác hiểu biết của học sinh ở mức biết, hiểu và vận dụng.

Phần nội dung chính: gồm các câu hỏi từ câu 1 đến câu 18. Cụ thể:

Nhận thức về những kiến thức cơ bản của sức khỏe sinh sản gồm câu: 1, 2, 3, 4

Nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục bao gồm câu: 6, 7, 8 Nhận thức về các biện pháp lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm câu: 9, 10, 11, 12, 13

Nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn bao gồm câu: 14 Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản bao gồm câu: 16, 17, 18

Trong số 18 câu hỏi, có những câu hỏi mức độ: câu 2, câu 12, câu 14, câu 16, câu 17. Cụ thể:

43

Câu 2 có 3 mức độ là “Không quan trọng”, “Quan trọng”, “Rất quan trọng”.

Câu 12 có 4 mức độ đánh giá: “Không biết”, “Không bị nhiễm”, “Rất khó bị nhiễm”, “Có thể bị nhiễm”.

Câu 14 có 3 mức độ đánh giá: “Không biết”, “Biết sơ qua”, “Biết rất rõ”

Câu 16 có 4 mức độ đánh giá: “Chưa bao giờ”, “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên”, “rất thường xuyên”.

Câu 17 có 4 mức độ đánh giá: “Không nên dạy”, “Thỉnh thoảng dạy”; “Dạy thường xuyên”, “Dạy rất thường xuyên”.

Đối với những câu hỏi còn lại, học sinh được lựa chọn đáp án mà mình cho rằng đúng bằng cách khoanh tròn vào phương án đã đưa ra sẵn.

Đối với câu hỏi số 3, câu 4, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 13 và câu 18, học sinh có thể khoanh tròn vào nhiều đáp án mà mình cho rằng đúng.

Đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi: Đối tượng được khảo sát là học sinh cấp 2 của trường trung học cơ sở Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo cơ cấu khối học.

Tổng số phiếu phát ra: 200 phiếu Tổng số phiếu thu vào: 200 phiếu

Tổng số phiếu hợp lệ: 200 phiếu, được phân bổ như sau: Giới tính của đối tượng tham gia khảo sát ban đầu:

- Nam: 57% - Nữ: 43%

Lứa tuổi của của đối tượng khảo sát là 11, 12, 13, 14 tương ứng với khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Trong đó :

44 - Lớp 6: 25%

- Lớp 7: 25% - Lớp 8: 25% - Lớp 9: 25%

Học lực của đối tượng khảo sát trong năm học 2019 – 2020 được chia thành các mức như sau :

- Học lực giỏi: 11.8% - Học lực khá: 42.5%

- Học lực trung bình: 39.5%

Quan hệ tình yêu ở tuổi VTN của đối tượng khảo sát là: - Đã có người yêu: 11%

- Chưa có người yêu: 89.0%

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu bằng bảng hỏi

SL TL Giới tính Nam 114 57.0 Nữ 86 43.0 Lớp Lớp 6 50 25.0 Lớp 7 50 25.0 Lớp 8 50 25.0 Lớp 9 50 25.0 Học lực Giỏi 36 18.0 Khá 85 42.5 Trung bình 79 39.5 Quan hệ tình yêu ở tuổi VTN Đã có người yêu 22 11.0 Chưa có người yêu 178 89.0 Tổng 200 100.0

Cách thức tiến hành: Học sinh tham gia khảo sát bằng bảng hỏi được trả lời theo suy nghĩ cá nhân. Giáo viên phát phiếu trưng cầu ý kiến để khách thể nghiên cứu trả lời, giáo viên giám sát việc trả lời phiếu và thu tại chỗ.

45

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)