Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các bệnh lây

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 103 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.4. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các bệnh lây

qua đường tình dục

Điều tra mức độ hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thu được kết quả như sau:

Khác so với kết quả trước thực nghiệm, sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, hiểu biết của học sinh về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không còn chênh lệch như trước đó. Nếu trước thực nghiệm, hầu hết học sinh chỉ biết đến căn bệnh phổ biến là “HIV/AIDS”, thì sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, tất cả học sinh đã chọn được các phương án đúng: “Giang mai” (100%), “HIV/AIDS” (100%), “Sùi mào gà” (100%), “Lậu” (100%), “Nấm Chlamydia” (100%), “Hạ cam mềm” (100%). Đây là nội dung tác giả đã trao đổi cung cấp thông tin cho các em học sinh trong buổi nói chuyện thông qua công cụ trình chiếu slide.

Biểu đồ 3.11. Hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (tỉ lệ %)

14 91 8 12 11 8 7 100 100 100 100 100 10.2 100 Giang mai HIV/AIDS Sùi mào gà Lậu Nấm Clamydia Loét dạ dày Hạ cam mềm

93

Như tác giả đã đề cập trước đó, trong số các phương án lựa chọn về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tác giả đã cố ý đưa vào một phương án sai đó là “Loét dạ dày”. Đây không phải bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy vẫn có 8.5% học sinh cho rằng đây là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều này chứng tỏ bên cạnh phần lớn học sinh tham gia thực nghiệm có nhận thức đúng đắn về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vẫn có một số học sinh chưa nắm được đầy đủ và chính xác thông tin về các căn bệnh này.

Bên cạnh việc tìm hiểu hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tác giả cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu lại nhận thức của các em về nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sau khi tham gia thực nghiệm xem có gì khác biệt. Dưới đây là kết quả thu được:

Biểu đồ 3.12. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Kết quả từ biểu đồ 3.12 là một dấu hiệu đáng mừng, cả 3 nguyên nhân được tất cả các học sinh lựa chọn. Cũng với câu hỏi này, trước khi tham gia

42

72

54

100 100 100

Mẹ lây sang con khi mang thai

Quan hệ tình dục với nhiều

người pháp tránh thai an toàn khi Không sử dụng các biện quan hệ tình dục Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

94

thực nghiệm, đa số học sinh lựa chọn nguyên nhân thứ hai “Quan hệ tình dục với nhiều người” (72%); tiếp theo là hơn một nửa học sinh lựa chọn phương án “Không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục”

(54%), cuối cùng là “Mẹ lây sang con khi mang thai” có ít học sinh lựa chọn hơn (42%). Tuy nhiên, sau thực nghiệm 100% học sinh đã đưa ra được câu trả lời chính xác. Đây là một sự thay đổi tích cực. Học sinh đã có cái nhìn chính xác nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nắm được kiến thức này, các em có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong trường hợp cần thiết.

Nhận thức về các biện pháp nhằm tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng là một nội dung cần thiết mà tác giả đưa vào khảo sát sau chương trình thực nghiệm. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3.13. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các biện pháp tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Kết quả bảng biểu đồ 3.12 cho thấy, sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có sự thay đổi rõ rệt. Trước khi tổ chức chương

Không ôm, hôn Không dùng chung bơm kim

tiêm

Sử dụng bao cao su khi quan hệ

tình dục

Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ 32 62 63 75 20.4 100 100 23.5

95

trình thực nghiệm, chỉ có 63% học sinh chọn phương án “Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục”, “Không dùng chung bơm kim tiêm” (62%); trong khi đó phần đông học sinh lại chọn đáp án chưa chính xác “Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ” (75%). Sau chương trình thực nghiệm, một kết quả đáng mừng là 100% trường hợp tham gia khảo sát lựa chọn phương án đúng là “Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục”, “Không dùng chung bơm kim tiêm”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một lượng đáng kể học sinh còn nhầm lẫn về biện pháp tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục“Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ” (23.5%), “Không ôm, hôn” (20.4%).

Như vậy, các biện pháp tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là một nội dung mà còn nhiều học sinh chưa hiểu biết một cách đầy đủ. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục của nhà trường cần cập nhật và cung cấp thông tin thường xuyên hơn tới các em để học sinh có thể nắm chắc kiến thức, bảo vệ bản thân an toàn, khỏe mạnh khi cần thiết.

Để đánh giá sự thay đổi trong nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về khả năng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở tuổi dậy thì, tác giả sử dụng câu hỏi số 12 “Theo em, ở tuổi dậy thì có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không?”

Bảng số liệu 3.15 cho thấy, trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, hơn một nửa số học sinh lớp 7 và lớp 8 lựa chọn phương án“Không biết” (67.0%.), sau đó tỉ lệ này giảm mạnh chỉ còn 10.2%. Tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án “Không bị nhiễm” giảm từ 33.0% xuống còn 4.1%. Sau thực nghiệm, cũng không có học sinh nào cho rằng tuổi dậy thì “Rất khó bị nhiễm”

bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều đáng mừng nhất là sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, phần lớn học sinh đã lựa chọn được phương án đúng “Có thể bị nhiễm” (85.7%). Điều này chứng tỏ rằng, những kiến thức từ

96

chương trình thực nghiệm đã tác động và nâng cao được hiểu biết của một bộ phận lớn học sinh về nội dung này.

Bảng 3.15. Ý kiến của học sinh tham gia thực nghiệm về khả năng có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở tuổi dậy thì

Trƣớc TN Sau TN TL TL 1. Không biết 67.0 10.2 2. Không bị nhiễm 33.0 4.1 3. Rất khó bị nhiễm 0 0 4. Có thể bị nhiễm 0 85.7

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về cách xử lý khi bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, câu hỏi “Người bị mắc các bệnh lây lây nhiễm qua đường tình dục, nên làm gì?” được đề xuất. Kết quả thu được ở bảng dưới:

Bảng 3.16. Ý kiến của học sinh tham gia thực nghiệm về cách xử lý khi bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Cách xử lý Trƣớc TN Sau TN

TL TL

1. Nói với người lớn trong gia đình 87.0 100.0

2. Để im để tự khỏi 6.0 2

3. Tự mua thuốc điều trị 6.0 4.1

4. Tự đến cơ sở y tế để điều trị 42.0 5.1

Qua bảng số liệu trên ta thấy, sau chương trình thực nghiệm, cách xử lý đúng đắn “Nói với người lớn trong gia đình” được 100% học sinh lựa chọn. Trước đó, có 87.0% học sinh lựa chọn phương án đúng này. Tuy nhiên, do đây là câu hỏi được lựa chọn nhiều phương án trả lời nên bên cạnh việc chọn

97

đáp án thứ nhất là đáp án chính xác “Nói với người lớn trong gia đình”, một số học sinh lựa chọn thêm cả những đáp án khác mà các em cũng cho là đúng

“Tự đến cơ sở y tế để điều trị” (5.1%), “Tự mua thuốc uống” (4.1%), “Để im để tự khỏi” (2%). Quan sát số liệu bảng 3.16 dễ thấy, so với trước khi tham gia thực nghiệm, tỉ lệ học sinh chọn những phương án sai này có giảm đi, điển hình nhất là tỉ lệ học sinh chọn phương án “Tự đến cơ sở y tế để điều trị”

giảm đáng kể (từ 42.0% xuống còn 5.1%). Tuy nhiên, dù là số lượng nhỏ nhưng cũng cho thấy một số em vẫn còn quan điểm sai lầm về cách xử lý khi mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Để im tự khỏi, tự mua thuốc điều trị hay tự đến cơ sở y tế điều trị đều là những cách xử lý không hợp lý và để tại hậu quả nếu cơ sở y tế và thuốc tự mua không đạt tiêu chuẩn. Thêm vào đó, càng để lâu các bệnh lây nhiễm này sẽ dẫn đến triệu chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, nhà trường cần chú ý hơn nữa trong việc giáo dục những kiến thức đúng đắn cho học sinh, tránh tâm lý e dè, xấu hổ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 103 - 108)