Khái niệm Nhận thức

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.4 Khái niệm Nhận thức

Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái tạo thực tiễn vào trong tư duy của con người”“…sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính làm cho nhận thức của con người càng chính xác hơn về đối tượng, càng tiến gần hơn chân lý khách quan” [16, tr.303-304].

Dựa trên những tài liệu tâm lý học ở Việt Nam, trong đề tài này, tác giả vận dụng thang đo các mức độ nhận thức của Bloom để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. Thang đánh giá nhận thức của Bloom gồm 6 cấp độ khác nhau là nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Có thể khái quát nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục – lĩnh vực nhận thức theo Bloom như sau:

20

Mức này để thể hiện ở chỗ người học nhớ các khái niệm cơ bản của vấn đề nào đó hay môn học nào đó, người học có thể nêu hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. Mức này được thể hiện:

+ Biết các tri thức bộ phận + Biết các thuật ngữ

+ Biết các sự kiện riêng lẻ

+ Biết phương tiện và cách thức tiếp cận các tri thức riêng lẻ: Tri thức về các quy ước

Tri thức về các khuynh hướng và tính nhất quán Tri thức về cách phân loại và các phạm trù Tri thức về các tiêu chuẩn

Tri thức về phương pháp luận

Tri thức về cái tổng quát và trừu tượng một lĩnh vực Tri thức về các nguyên tắc và cấu trúc

- Thông dụng (mức Hiểu)

Ở mức thông dụng người học hiểu các khái niệm của môn học nào đó hay vấn đề nào đó. Người học có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng dạy và theo các ví dụ tiêu biểu về các khái niệm đó. Mức này được thể hiện ở khả năng:

+ Chuyển dịch + Nội suy + Ngoại suy

- Áp dụng (mức Vận dụng)

Ở mức áp dụng, người học có thể sử dụng các khái niệm trừu tượng trong các hoàn cảnh cụ thể hay riêng lẻ. Các khái niệm trừu tượng ở dạng:

+ Các tư tưởng khái quát

+ Các phương pháp được khái quát hóa + Các nguyên tắc

21

+ Các ý tưởng và lý thuyết kỹ thuật phải nhớ và vận dụng - Phân tích

Ở mức độ phân tích, người học có khả năng phân tích toàn thể các bộ phận cấu thành, xác định được nguyên lý, cấu trúc của các bộ phận, nhận biết được các mối quan hệ giữa các bộ phận. Mức độ này đòi hỏi người học thấu hiểu về cả nội dung lẫn kết cấu của tài liệu. Mức độ phân tích được thể hiện ở các dạng:

+ Phân tích các yếu tố + Phân tích mối quan hệ

+ Phân tích các nguyên tắc cấu trúc - Tổng hợp

Ở mức độ tổng hợp, người học có khả năng sắp xếp các bộ phận riêng lẻ lại với nhau để hình thành một toàn thể mới. Mức độ này có thể bao gồm việc tạo ra một mạng lưới các quan hệ mới hay một chủ đề mới. Mức này thể hiện ở các dạng:

+ Tạo ra một thông tin thống nhất

+ Tạo ra một kế hoạch hoặc một tập hợp các thao tác dự kiến + Rút ra một tập hợp các mối quan hệ trừu tượng

- Đánh giá

Là khả năng xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng chúng để đánh giá tài liệu. Đây là mức cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố của mọi mức độ nhận thức nêu trên. Mức này thể hiện ở các dạng:

+ Đánh giá bằng các dấu hiệu bên trong + Đánh giá bằng các dấu hiệu bên ngoài

- Vận dụng ở mức độ thấp thể hiện ở việc người học có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản của môn học và có thể vận dụng ở mức độ thấp và

22

vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên và sách giáo khoa.

- Vận dụng ở mức độ cao thể hiện ở việc học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kỹ thuật được giảng dạy ở mức độ nhận thức. Đây là những vấn đề giống với những tình huống mà người học có thể gặp phải ở ngoài xã hội [32, tr19-21].

Liên quan đến vấn đề nhận thức của HS THCS về SKSS, tác giả muốn tìm hiểu nhận thức của HS qua việc biết, hiểu, từng bước vận dụng các tình huống về SKSS được thể hiện ở các nội dung SKSS sau:

- Nhận thức của HS về các nội dung cơ bản của SKSS; - Nhận thức của HS về vấn đề giới tính;

- Nhận thức của HS về vấn đề tình bạn, tình yêu; - Nhận thức của HS về vấn đề tình dục;

- Nhận thức của HS về vấn đề nạo phá thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)