Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm về những kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm về những kiến thức cơ bản

của sức khỏe sinh sản

3.3.1.1. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về những kiến thức cơ bản của sức khỏe sinh sản

Nhận thức về sức khỏe sinh sản

Đối với câu hỏi này, trước khi tham gia thực nghiệm có hơn một nửa học sinh tham gia khảo sát (54.0%) lựa chọn được đáp án đúng “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời”; còn lại 46.0% học sinh lựa chọn đáp án sai: “Sức khỏe

85

sinh sản là tình trạng sức khỏe của bộ phận sinh sản”, Sức khỏe sinh sản là hệ thống các bộ phận liên quan đến vấn đề sinh sản của con người”.

Bảng 3.10. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về khái niệm sức khỏe sinh sản

Khái niệm SKSS Trƣớc TN Sau TN

SL TL SL TL

1. Sức khỏe sinh sản là tình trạng sức khỏe

của bộ phận sinh sản 39 39.0 8 8.2

2. Sức khỏe sinh sản là hệ thống các bộ phận

liên quan đến vấn đề sinh sản của con người 7 7.0 4 4.1 3. Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh

về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội… 54 54.0 86 87.7 Tuy nhiên, sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, tỉ lệ học sinh lựa chọn đáp án đúng đã tăng cao từ 54.0% lên đến 87.7%. Chỉ có 12.3% học sinh lựa chọn đáp án chưa chính xác. Có 8.2% học sinh lựa chọn “Sức khỏe sinh sản là tình trạng sức khỏe của bộ phận sinh sản và còn lại 4.1% học sinh lựa chọn đáp án “Sức khỏe sinh sản là hệ thống các bộ phận liên quan đến vấn đề sinh sản của con người”.

Có thể thấy, sau chương trình thực nghiệm, học sinh đã có nhận thức tốt hơn về khái niệm sức khỏe sinh sản.

Nhận thức về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản

Nhận thức của học sinh trường THCS Lại Thượng về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản được thể hiện ở bảng số liệu 3.11.

Bảng 3.11. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản

Mức độ Trƣớc TN Sau TN

SL TL SL TL

86

2. Quan trọng 30 30.0 66 67.4

3. Không quan trọng 28 28.0 0 0

Tổng 100 100.0 98 100.0

Bảng số liệu cho thấy một thay đổi rất tích cực là không có học sinh nào sau khi cho rằng việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản là “Không quan trọng”. Đồng thời tỷ lệ học sinh cho rằng kiến thức này “Quan trọng”

và “Rất quan trọng” cũng thay đổi so với trước đó. Trước thực nghiệm, tổng số học sinh lớp 7 và lớp 8 cho rằng kiến thức về SKSS “Rất quan trọng” là 42.0% học sinh, sau chương trình thực nghiệm tổng số học sinh này giảm nhẹ còn 32.7% học sinh. Ngược lại, tổng số tổng số học sinh lớp 7 và lớp 8 cho rằng kiến thức về SKSS quan trọng lại tăng lên khá nhiều, tổng số trước thực nghiệm là 30.0% học sinh, sau chương trình con số này tăng lên hơn gấp đôi là 67.4% học sinh.

Nhìn chung, một tác động tích cực sau khi tham gia chương trình thực nghiệm là học sinh đã nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của việc giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 95 - 97)