Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.5. Xử lý số liệu

Để đạt được kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành xử lý số liệu trước thực nghiệm và sau thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.

- Xử lý số liệu trước thực nghiệm:

Sau khi thu được số liệu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi của 200 học sinh trường trung học cơ sở Lại Thượng, tác giả xử lý kết quả điều tra được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). Kết quả xử lý số liệu cho biết dữ liệu về các vấn đề sau: Nhận thức về khái niệm sức khỏe sinh sản, nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản, nhận thức về dấu hiệu tuổi dậy thì, nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục, nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn, nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản.

- Xử lý số liệu sau thực nghiệm:

Sau chương trình thực nghiệm và khảo sát lần hai, tác giả thu được dữ liệu về nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản. Sau khi thu được số liệu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi của 98 học sinh trường trung học cơ sở Lại Thượng, tác giả xử lý kết quả điều tra được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS. Kết quả xử lý cho biết nhận thức của học sinh về các vấn đề: Nhận thức về khái niệm sức khỏe sinh sản, nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản, nhận thức về dấu hiệu tuổi dậy thì, nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục, nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn, nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản. Từ đó, tác giả so sánh kết quả trước thực nghiệm và kết quả thu được sau thực nghiệm để làm rõ, phân tích những thay đổi trong nhận thức của học sinh về

48

các vấn đề của sức khỏe sinh sản và nhu cầu được giáo dục về sức khỏe sinh sản.

49

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả mô tả một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.

Trường THCS Lại Thượng có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Lãnh đạo quản lý nhà trường đoàn kết, có năng lực chuyên môn, và năng lực quản lý vững vàng; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, có trách nhiệm. Trường hiện có 560 học sinh với 4 khối, từ khối 6 đến khối 9. Vấn đề giáo dục kiến thức về SKSS đã nhận được sự quan tâm từ phía nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động chưa cao.

Khách thể nghiên cứu gồm học sinh và cán bộ giáo viên. Cụ thể: có 200 học sinh tham gia khảo sát bằng bảng hỏi trước thực nghiệm, sau đó có 98 học sinh được chọn để tham gia khảo sát bằng bảng hỏi sau thực nghiệm, 5 cán bộ giáo viên, 17 học sinh tham gia phỏng vấn sâu.

Chương 2 cũng mô tả chi tiết công tác tổ chức nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu trong đề tài. Đề tài được triển khai qua nhiều giai đoạn: giai đoạn xây dựng khung lý thuyết, giai đoạn xây dựng bộ công cụ, giai đoạn điều tra, giai đoạn xử lý số liệu trước thực nghiệm, giai đoạn xây dựng chương trình thực nghiệm, giai đoạn tổ chức chương trình thực nghiệm, giai đoạn nghiên cứu sau thực nghiệm, giai đoạn xử lý số liệu sau thực nghiệm.

Trong đề tài này, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, xử lý số liệu.

50

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 58 - 61)