8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Quá trình xây dựng chương trình thực nghiệm
3.2.1.1. Quá trình xây dựng chương trình thực nghiệm.
- Thời gian thực hiện: Sau khi hoàn thành nội dung chương trình thực nghiệm, tác giả trao đổi lại nội dung với nhà trường và nhận được sự đồng thuận về nội dung và hình thức thực hiện. Để có được thời gian cụ thể để thực hiện chương trình, tác giả trao đổi với Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách về lịch học của học sinh và lịch hoạt động của nhà trường. Sau khi trao đổi, tác giả nhận được lịch thống nhất là tháng 1 năm 2021.
- Hình thức thực hiện:
+ Tổ chức nói chuyện với học sinh tại Hội trường (1 buổi dành cho cả đối tượng khối 7 và khối 8), phát tài liệu mang về
+ Tư vấn, tham vấn giải đáp thắc mắc của học sinh tại Hội trường. (Như đã đề cập ở trên, tác giả chủ động đề xuất với Thầy Hiệu Trưởng và cán bộ phụ trách phòng Tư vấn học đường cho tác giả trực một ngày hôm sau để có thể tư vấn, giải đáp những thắc mắc hoặc khó khăn mà các em đang vướng phải. Khi tác giả trực tại phòng, không có học sinh nào xuống tư vấn do “Trước giờ học sinh hiếm khi xuống phòng Tư vấn lắm, thường chỉ có học sinh nào có vấn đề cần xử lý thì thầy cô mời xuống thôi” – Cán bộ phòng Tư vấn học đường – Cô N.T.X chia sẻ.
73
Trên thực tế, khi tác giả tổ chức buổi nói chuyện tại Hội trường với học sinh xong, khi các bạn đã ra về có một số học sinh ở lại nhờ tư vấn về chủ đề sức khỏe sinh sản.
- Người thực hiện: Tác giả nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên Tổng phụ trách – Cô N.D.O, Cán bộ phòng Tư vấn học đường – Cô N.T.X (Giáo viên môn Giáo dục công dân) cùng phối hợp thực hiện chương trình. Trong đó, tác giả là người trực tiếp nói chuyện, trao đổi và tư vấn cho các em học sinh.
- Nội dung chương trình thực nghiệm:
Do sự giới hạn về thời gian tổ chức buổi chia sẻ nên tác giả đưa các nội dung sau vào buổi nói chuyện trực tiếp: “Mang thai và hậu quả của mang thai”, “Các biện pháp tránh thai an toàn”, “Tình bạn, tình yêu”, “Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”; nội dung “Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản”, “Đặc điểm tuổi dậy thì” được trình bày chi tiết trong tài liệu mang về của các em. Do đó, trong phiếu khảo sát sau thực nghiệm, tác giả vẫn giữ các nội dung trên nhằm so sánh nhận thức của các em trước và sau khi tham gia thực nghiệm.