Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 33 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.5 Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Sự phát triển của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

- Sự phát triển thể chất

Chiều cao ở lứa tuổi này phát triển nhanh chóng kéo theo sự vụng về. Trung bình một năm các em cao lên được 5-6 cm. Ở độ tuổi 12,13 chiều cao của các em nữ phát triển trước và phát triển mạnh trong thời điểm này. Nhưng đến độ tuổi 15,16, chiều cao của các em nam tăng nhanh, vượt các em nữ.

Sau sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao, việc tăng lượng mỡ cũng là một trong những thay đổi nhanh chóng ở giai đoạn trung học cơ sở. Đối với cả nam và nữ, lượng mỡ thừa thường tích tụ ở vùng ngực. Ở giai đoạn sau,

23

lượng mỡ thừa sẽ mất đi ở trẻ nam, còn đối với trẻ nữ, lượng mỡ thừa vẫn có xu hướng tích tụ.

Sự thay đổi chiều cao, cân nặng đi kèm với sự thay đổi tỉ lệ cơ thể. Đầu, bàn tay, bàn chân thường đạt tới kích thước của người lớn trước, sau đó là cánh tay và cẳng chân dài ra, sau đó là thân mình. Bộ xương phát triển mạnh và nhanh hơn so với sự phát triển cơ bắp. Tất cả những điều đó dẫn đến sự mất cân đối cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình lóng ngóng, vụng về và có tâm lý xấu hổ về những thay đổi trên cơ thể của mình.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về cơ thể là những biến đổi trong hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn. Tim, phổi làm việc khó khăn hơn khiến việc đưa máu lên não không đều, ảnh hưởng đến tâm trạng chung của trẻ.

Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh khiến các em có thể xuất hiện mụn trứng cá; tuyến mồ hôi cũng bắt đầu hoạt động và tạo ra mùi đặc trưng trên cơ thể.

Sự phát dục ở lứa tuổi HS THCS diễn ra theo quy luật sinh học, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội. Thời điểm phát dục ở các em trai và các em gái khác nhau. Sự phát dục ở bạn gái diển tra trước (khoảng 13, 14 tuổi) và các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi. Đến cuối cấp THCS (15 tuổi) hoặc thời điểm đầu cấp THPT (16 tuổi) sự phát dục đã kết thúc. Lúc này, về mặt sinh học các có thể sinh đẻ được, tuy nhiên các em chưa thực sự trưởng thành về mặt cơ thể cũng như các kiến thức và kỹ năng xã hội.

- Sự thay đổi của điều kiện sống

Đời sống gia đình của các em HS THCS

Ở giai đoạn này, địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình thừa nhận như một thành viên tích cực, được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình. Những thay đổi này kích thích HS THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ.

24

Đời sống trong nhà trường của HS THCS

Ở cấp THCS, các hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh có những thay đổi so với cấp tiểu học như nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức học tập. Những thay đổi này làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của HS THCS có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó.

- Đời sống của HS THCS trong xã hội

Ở giai đoạn phát triển này, các em được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định như: tham gia các hoạt động tuyên truyền giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tham gia xây dựng và chăm sóc công trình cây xanh,… Các em cũng thích tham gia các hoạt động phục vụ xã hội vì muốn được làm việc có ý nghĩa, muốn được mọi người công nhận.

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở

- Mối quan hệ giao tiếp

Sự giao tiếp ở lứa tuổi HS THCS là một loạt hoạt động đặc biệt. Nội dung của nó là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hoạt động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình; đồng thời qua đó làm phát triển một số kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân. Do đó, làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của các em ở giai đoạn này.

Về đặc điểm quan hệ tình bạn khác giới: Ở lứa tuổi này, tự ý thức đã phát triển khiến các em nhanh chóng nhận thức được những đặc điểm giới tính của mình. Các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau và quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu, các hoạt động quan tâm của các bạn nam có tính chất tản mạn và khá trẻ con như xô đẩy, trêu chọc bạn gái... Các bạn gái khi

25

đó cảm thấy không hài lòng và bực bội nhưng khi các em gái ý thức được thì không bực tức hay giận dỗi. Về sau những quan hệ này có sự thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính, e thẹn, ngượng ngùng, nhút nhát ở một số các em điều đó được bộc lộ trực tiếp. Bên cạnh đó, một số khác thì được che dấu bằng thái độ thờ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ.

Nhìn chung, những xúc cảm của các em là trong sáng, là động lực thúc đẩy các em tự hoàn thiện mình. Tuy nhiên, mối quan hệ tình bạn khác giới ở giai đoạn này cũng có thể lệch lạc. Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ bỏ bê học hành, đua đòi ham chơi, bỏ học hoặc xao lãng những công việc khác. Vì vậy, người làm công tác giáo dục cần chú ý để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật sao cho trong sáng, lành mạnh và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng.

- Sự phát triển tự ý thức

Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi trung học cơ sở. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở học sinh THCS đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

Quá trình hình thành và phát triển tự ý thức gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này: hoạt động học tập, sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người.

Sự tự ý thức của các em được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng kẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những tính cách, khả năng, phẩm chất đạo đức.

26

Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách.

Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi HS THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình.

- Sự hình thành tình cảm

Tình cảm của học sinh ở giai đoạn trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn giai đoạn học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này các em dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này xuất phát từ ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế khiến các em không tự kiểm soát được hành vi của mình. Các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động.

Tính dễ kích động khiến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rũ, có lúc thì quá hăng say, có lúc thì quá chán nản. Các em có thể thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một lý do hay sự việc gì đó mà buồn ngay, hoặc đang buồn nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại vui ngay. Do sự thay đổi trạng thái cảm xúc dễ dàng nên đôi lúc các em mâu thuẫn trong tình cảm [21].

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)