8. Cấu trúc của luận văn
2.2.7. Giai đoạn nghiên cứu sau thực nghiệm
Mục đích: Giai đoạn này tập trung phát hiện và đánh giá sự thay đổi trong nhận thức của học sinh về các kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Nội dung: Phát bảng hỏi khảo sát cho 98 học sinh trong danh sách tham gia chương trình thực nghiệm mà trước đó cũng đã tham gia làm khảo sát ban đầu. Để có thể phát được phiếu khảo sát sau thực nghiệm, tác giả tiếp tục liên hệ với các giáo viên chủ nhiệm để phát phiếu hỏi cho các em có trong danh sách. Bảng hỏi khảo sát có nội dung giống với bảng hỏi ban đầu. Thời gian phát bảng hỏi cách ngày kết thúc tổ chức chương trình thực nghiệm 1 tuần.
2.2.8. Giai đoạn xử lý số liệu sau thực nghiệm
Mục đích: Đánh giá sự thay đổi trong nhận thức của học sinh về các kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhu cầu giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường THCS Lại Thượng sau khi tham gia chương trình thực nghiệm.
Nội dung: Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS; lập các bảng số liệu tương ứng với các câu hỏi nhằm thuận tiện cho việc theo dõi; phân tích và tổng hợp thông tin từ các bảng số liệu thu được sau xử lý.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm nhằm khám phá vấn đề và định hướng nghiên cứu, giúp nghiên cứu được chính xác, thuyết phục và ý nghĩa hơn.
Nội dung: Phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo từ tạp chí khoa học, nghiên cứu, sách… về các vấn đề liên quan đến đề tài như: dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam giới và nữ giới, quan hệ tình dục sớm, kết hôn sớm, mang thai sớm, nạo phá thai, thai nghén và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên... nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn.
42
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng về mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến SKSS và giáo dục SKSS của học sinh trường THCS Lại Thượng. Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho học sinh.
Nội dung khảo sát: Khảo sát hướng vào các nội dung cơ bản sau: - Khái niệm SKSS
- Các kiến thức về giới tính - Tình bạn, tình yêu
- Tình dục
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục - Các biện pháp tránh thai an toàn
- Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản
Cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi khảo sát được xây dựng dựa vào các nội dung cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm tìm hiểu các mức độ nhận thức của học sinh về chủ đề này; các câu hỏi tập trung khai thác hiểu biết của học sinh ở mức biết, hiểu và vận dụng.
Phần nội dung chính: gồm các câu hỏi từ câu 1 đến câu 18. Cụ thể:
Nhận thức về những kiến thức cơ bản của sức khỏe sinh sản gồm câu: 1, 2, 3, 4
Nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục bao gồm câu: 6, 7, 8 Nhận thức về các biện pháp lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm câu: 9, 10, 11, 12, 13
Nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn bao gồm câu: 14 Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản bao gồm câu: 16, 17, 18
Trong số 18 câu hỏi, có những câu hỏi mức độ: câu 2, câu 12, câu 14, câu 16, câu 17. Cụ thể:
43
Câu 2 có 3 mức độ là “Không quan trọng”, “Quan trọng”, “Rất quan trọng”.
Câu 12 có 4 mức độ đánh giá: “Không biết”, “Không bị nhiễm”, “Rất khó bị nhiễm”, “Có thể bị nhiễm”.
Câu 14 có 3 mức độ đánh giá: “Không biết”, “Biết sơ qua”, “Biết rất rõ”
Câu 16 có 4 mức độ đánh giá: “Chưa bao giờ”, “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên”, “rất thường xuyên”.
Câu 17 có 4 mức độ đánh giá: “Không nên dạy”, “Thỉnh thoảng dạy”; “Dạy thường xuyên”, “Dạy rất thường xuyên”.
Đối với những câu hỏi còn lại, học sinh được lựa chọn đáp án mà mình cho rằng đúng bằng cách khoanh tròn vào phương án đã đưa ra sẵn.
Đối với câu hỏi số 3, câu 4, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 13 và câu 18, học sinh có thể khoanh tròn vào nhiều đáp án mà mình cho rằng đúng.
Đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi: Đối tượng được khảo sát là học sinh cấp 2 của trường trung học cơ sở Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo cơ cấu khối học.
Tổng số phiếu phát ra: 200 phiếu Tổng số phiếu thu vào: 200 phiếu
Tổng số phiếu hợp lệ: 200 phiếu, được phân bổ như sau: Giới tính của đối tượng tham gia khảo sát ban đầu:
- Nam: 57% - Nữ: 43%
Lứa tuổi của của đối tượng khảo sát là 11, 12, 13, 14 tương ứng với khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Trong đó :
44 - Lớp 6: 25%
- Lớp 7: 25% - Lớp 8: 25% - Lớp 9: 25%
Học lực của đối tượng khảo sát trong năm học 2019 – 2020 được chia thành các mức như sau :
- Học lực giỏi: 11.8% - Học lực khá: 42.5%
- Học lực trung bình: 39.5%
Quan hệ tình yêu ở tuổi VTN của đối tượng khảo sát là: - Đã có người yêu: 11%
- Chưa có người yêu: 89.0%
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu bằng bảng hỏi
SL TL Giới tính Nam 114 57.0 Nữ 86 43.0 Lớp Lớp 6 50 25.0 Lớp 7 50 25.0 Lớp 8 50 25.0 Lớp 9 50 25.0 Học lực Giỏi 36 18.0 Khá 85 42.5 Trung bình 79 39.5 Quan hệ tình yêu ở tuổi VTN Đã có người yêu 22 11.0 Chưa có người yêu 178 89.0 Tổng 200 100.0
Cách thức tiến hành: Học sinh tham gia khảo sát bằng bảng hỏi được trả lời theo suy nghĩ cá nhân. Giáo viên phát phiếu trưng cầu ý kiến để khách thể nghiên cứu trả lời, giáo viên giám sát việc trả lời phiếu và thu tại chỗ.
45
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.3.3.1. Phỏng vấn sâu ban đầu với cán bộ, giáo viên Đối tượng: 5 cán bộ, giáo viên của nhà trường Đối tượng: 5 cán bộ, giáo viên của nhà trường
Mục đích: Thu thập thông tin sơ bộ về tình hình giáo dục kiến về SKSS tại trường, đánh giá thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh trong trường. Từ đó làm cơ sở để triển khai những nội dung đưa vào khảo sát bằng bảng hỏi.
Nội dung: Những hoạt động giáo dục giáo dục kiến thức về SKSS đã tổ chức tại trường; nội dung kiến thức và hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh; đối tượng giảng dạy kiến thức về SKSS; thực trạng nhận thức của học sinh về SKSS và các vấn đề liên quan.
Địa điểm: Phòng Hội đồng trường THCS Lại Thượng
2.3.3.2. Phỏng vấn sâu ban đầu với học sinh
Đối tượng: trước khi phác thảo nội dung bảng hỏi khảo sát, tác giả gặp 3 học sinh khối 8 và 2 học sinh khối 9 trường THCS Lại Thượng để trò chuyện và tìm hiểu một số thông tin.
Mục đích: Thu thập thông tin sơ bộ về thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh, đánh giá mức độ quan tâm của học sinh với việc tìm hiểu kiến thức về SKSS. Từ đó làm cơ sở để triển khai những nội dung đưa vào khảo sát bằng bảng hỏi.
Nội dung: Nhận thức về SKSS của học sinh; mức độ quan tâm của học sinh với việc tìm hiểu kiến thức về SKSS
Địa điểm: Làng Lại Khánh, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội (gần cổng trường THCS Lại Thượng)
2.3.3.3. Phỏng vấn sâu sau khảo sát lần đầu với học sinh
Đối tượng: sau khi thực hiện xong khảo sát lần đầu, tác giả đề xuất với giáo viên Tổng phụ trách cử mỗi khối 3 học sinh để tham gia buổi phỏng vấn sâu tại phòng Tham vấn học đường của trường; tổng cộng có 12 học sinh các
46 khối 6,7,8,9.
Mục đích: Phỏng vấn sâu giúp tìm ra nguyên nhân của các vấn đề đã được điều tra ở phương pháp định lượng, đồng thời giúp tác giả quan sát, đánh giá thái độ của học sinh khi đề cập đến những kiến thức về SKSS.
Nội dung: bao gồm quan điểm, thái độ của người được phỏng vấn về vấn đề SKSS và những vấn đề liên quan, những thông tin sâu sắc và cụ thể hơn về nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh THCS.
Nguyên tắc: Buổi phỏng vấn được thực hiện như một buổi nói chuyện giữa tác giả và học sinh về những vấn đề liên quan. Học sinh có thể tự do trả lời các câu hỏi theo ý kiến cá nhân. Những câu hỏi phỏng vấn cần ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào mục đích của câu hỏi, tránh lan man.
Cách thu thập thông tin: Người nghiên cứu ghi chép nhanh những câu trả lời và kết hợp sử dụng máy ghi âm, sau đó tiến hành xử lý kết quả.
Địa điểm: Tại phòng Tư vấn học đường trường THCS Lại Thượng.
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm
Đối tượng: Học sinh khối 8 và học sinh khối 7 của trường THCS Lại Thượng.
Cụ thể: đối tượng tham gia chương trình thực nghiệm gồm 120 học sinh bao gồm cả học sinh khối 7 và học sinh khối 8, trong đó có 98 học sinh có trong danh sách tham gia khảo sát trước thực nghiệm. Những học sinh không có trong danh sách được các thầy cô giáo chủ nhiệm mời các em tham dự để được nâng cao kiến thức.
Mục đích: Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho các em học sinh tại trường THCS Lại Thượng. Để từ đó, đánh giá được hiệu quả của chương trình đã xây dựng.
Nội dung:
- Tổ chức buổi nói chuyện với học sinh, phát tài liệu - Tư vấn, tham vấn tại Phòng Tư vấn học đường
47
Địa điểm: Trường THCS Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
2.3.5. Xử lý số liệu
Để đạt được kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành xử lý số liệu trước thực nghiệm và sau thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.
- Xử lý số liệu trước thực nghiệm:
Sau khi thu được số liệu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi của 200 học sinh trường trung học cơ sở Lại Thượng, tác giả xử lý kết quả điều tra được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). Kết quả xử lý số liệu cho biết dữ liệu về các vấn đề sau: Nhận thức về khái niệm sức khỏe sinh sản, nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản, nhận thức về dấu hiệu tuổi dậy thì, nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục, nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn, nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản.
- Xử lý số liệu sau thực nghiệm:
Sau chương trình thực nghiệm và khảo sát lần hai, tác giả thu được dữ liệu về nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản. Sau khi thu được số liệu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi của 98 học sinh trường trung học cơ sở Lại Thượng, tác giả xử lý kết quả điều tra được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS. Kết quả xử lý cho biết nhận thức của học sinh về các vấn đề: Nhận thức về khái niệm sức khỏe sinh sản, nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản, nhận thức về dấu hiệu tuổi dậy thì, nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục, nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn, nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản. Từ đó, tác giả so sánh kết quả trước thực nghiệm và kết quả thu được sau thực nghiệm để làm rõ, phân tích những thay đổi trong nhận thức của học sinh về
48
các vấn đề của sức khỏe sinh sản và nhu cầu được giáo dục về sức khỏe sinh sản.
49
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả mô tả một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
Trường THCS Lại Thượng có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Lãnh đạo quản lý nhà trường đoàn kết, có năng lực chuyên môn, và năng lực quản lý vững vàng; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, có trách nhiệm. Trường hiện có 560 học sinh với 4 khối, từ khối 6 đến khối 9. Vấn đề giáo dục kiến thức về SKSS đã nhận được sự quan tâm từ phía nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động chưa cao.
Khách thể nghiên cứu gồm học sinh và cán bộ giáo viên. Cụ thể: có 200 học sinh tham gia khảo sát bằng bảng hỏi trước thực nghiệm, sau đó có 98 học sinh được chọn để tham gia khảo sát bằng bảng hỏi sau thực nghiệm, 5 cán bộ giáo viên, 17 học sinh tham gia phỏng vấn sâu.
Chương 2 cũng mô tả chi tiết công tác tổ chức nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu trong đề tài. Đề tài được triển khai qua nhiều giai đoạn: giai đoạn xây dựng khung lý thuyết, giai đoạn xây dựng bộ công cụ, giai đoạn điều tra, giai đoạn xử lý số liệu trước thực nghiệm, giai đoạn xây dựng chương trình thực nghiệm, giai đoạn tổ chức chương trình thực nghiệm, giai đoạn nghiên cứu sau thực nghiệm, giai đoạn xử lý số liệu sau thực nghiệm.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, xử lý số liệu.
50
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nhận thức của học sinh trƣờng trung học cơ sở Lại Thƣợng về sức khỏe sinh sản khỏe sinh sản
3.1.1. Nhận thức về những kiến thức cơ bản của sức khỏe sinh sản
3.1.1.1. Nhận thức về khái niệm sức khỏe sinh sản
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề sức khỏe sinh sản, câu hỏi “Theo em, sức khỏe sinh sản là gì?” được đề xuất. Câu hỏi này có 3 đáp án để học sinh lựa chọn. Trong đó, đáp án thứ nhất “Sức khỏe sinh sản là tình trạng sức khỏe của bộ phận sinh sản” và đáp án thứ hai “Sức khỏe sinh sản là hệ thống các bộ phận liên quan đến vấn đề sinh sản của con người” là đáp án chưa chính xác, chưa đầy đủ. Đáp án cuối cùng là đáp án chính xác, đây là khái niệm được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với nội hàm như sau “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời”. Kết quả khảo sát quan điểm của học sinh về sức khỏe sinh sản được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiểu biết của học sinh về khái niệm sức khỏe sinh sản
Khái niệm Lớp Tổng Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1. SKSS là tình trạng sức khỏe của bộ phận sinh sản 38.0 54.0 24.0 0.0 29.0 2. SKSS là hệ thống các bộ phận liên quan đến vấn đề sinh sản của con người
14.0 14.0 0.0 4.0 8.0
3. SKSS là trạng thái…. trong suốt các giai đoạn của cuộc đời.
51
Theo kết quả ở bảng 3.1, ta thấy: có 63% học sinh tham gia điều tra hiểu đúng về khái niệm SKSS. Có tới 37% học sinh chưa hiểu đầy đủ về khái niệm này. Điều này cho thấy một số lượng không nhỏ học sinh trường THCS Lại Thượng hiện nay chưa hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm sức khỏe sinh sản.
Khi xem xét theo lớp, kiểm định Chi bình phương cho p là 0.000 (<0.05), cho thấy có mối tương quan giữa khối lớp và nhận thức của học sinh