Căn cứ xây dựng chương trình:

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 85 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.1. Căn cứ xây dựng chương trình:

Căn cứ pháp lý

Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030:

Chiến lược đã thể hiện các quan điểm chỉ đạo, những mục tiêu và những điều cần làm thuộc lĩnh vực SKSS ở Việt Nam trong mười năm tới với mục tiêu tổng quát là: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số

75

vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.

Để đạt được mục tiêu đó, các giải pháp đã được đưa ra, trong đó có hai giải pháp sau:

“Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng”.

“Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi và bảo đảm yêu cầu hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ” [21].

Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020 – 2025:

Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020 – 2025 đã đề ra một số định hướng ưu tiên giai đoạn 2020 – 2025, trong đó có định hướng sau “Đi đôi với việc tăng cường tính sẵn có và chất lượng của mạng lưới cung cấp dịch vụ, cần tăng cường mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN thông qua việc truyền thông, giáo dục sức khỏe, chú trọng giáo dục SKSS, SKTD toàn diện cho VTN, TN; hạn chế những rào cản, khó khăn khi tiếp cận đến dịch vụ CSSKSS, SKTD cho VTN, TN”. Mục tiêu chung của kế hoạch như sau: “Cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN; góp phần đưa VTN, TN trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững”. Trong đó, một trong những mục tiêu

76

cụ thể là: “Tiếp tục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN và các đối tượng liên quan (cha mẹ, thầy cô, cán bộ Đoàn thanh niên...) thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục và tư vấn phù hợp với đặc thù của các đối tượng, ưu tiên trong trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất và một số nhóm đối tượng thiệt thòi.

Chỉ tiêu:

- Ít nhất 80% VTN, TN có hiểu biết về những nội dung cơ bản trong chăm sóc SKSS, SKTD như tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, hậu quả của mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, phòng chống các bệnh NKĐSS/ LTQĐTD

- Ít nhất 80% các thầy cô giáo, cha mẹ được cung cấp thông tin về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

- Ít nhất 80% TN trẻ là người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có hiểu biết về các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác chăm sóc SKSS, SKTD (như BHXH, BHYT trong chăm sóc thai sản, biện pháp tránh thai, thông tin về các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD...).

- Ít nhất 80% VTN, TN được cung cấp địa chỉ và biết các cơ sở cung cấp dịch vụ có chất lượng về chăm sóc SKSS, SKTD.

- Ít nhất 50% TN lứa tuổi 15-24 có hành vi tình dục an toàn.

(Mục tiêu cụ thể 2) [10].

Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông:

Tại chương hai của Thông tư có đề cập rõ các nội dung và hình thức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh như sau:

- Nội dung:

“Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.” (Mục 1, điều 5).

77 - Hình thức:

“Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. (Mục 1, điều 6)

“Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh”. (Mục 2, điều 6)

“Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác”. (Mục 4, điều 6)

“Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh”. (Mục 5, điều 6)

Căn cứ đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh

Ở lứa tuổi THCS này, học sinh ít nhiều cũng có quan tâm nhiều đến những vấn đề về sinh sản như: vệ sinh cơ thể, về kinh nguyệt, tình dục, về tình yêu… nhưng lại có hiểu biết hạn chế về những vấn đề này. Các em bị tác động bởi những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì (bắt đầu có kinh nguyệt, bắt đầu có biểu hiện mộng tinh…) ngoài ra còn có nhiều những biến đổi khác về tâm sinh lí như e thẹn, ngại ngùng, xấu hổ, tò mò… Những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Đặc biệt, các em dễ bị lôi cuốn và bị sa ngã bởi văn hóa phẩm đồi trụy, bởi những nếp sinh hoạt không lành mạnh. Do đó, học sinh cần được giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này, đặc biệt là những

78

khía cạnh mà học sinh hiểu biết còn hạn chế hoặc lệch lạc. Điều đó cũng tránh được những kết quả đáng tiếc trong trường hợp các em có cách xử lý hoặc hành động chưa phù hợp.

Trên thực tế, từ kết quả phân tích thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi đối với 200 học sinh đã tham gia làm nghiên cứu ban đầu, nhận thấy được rằng nhận thức của các em về các vấn đề sức khỏe sinh sản còn hạn chế, chưa đầy đủ. Các em chưa nắm được tốt các dấu hiệu khi đến tuổi dậy thì, các em còn tâm lý lo lắng và e ngại. Một số học sinh có quan điểm chưa đúng đắn đối với vấn đề quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên, có quan điểm ủng hộ và chưa nhìn nhận được tác hại của quan hệ tình dục sớm. Đa số học sinh chưa nắm được các kiến thức về các bệnh lây truyền tình dục và cách xử lý khi lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiểu biết của các em về các biện pháp tránh thai hiện vẫn còn sơ sài và hạn chế. Do đó, các em cần được cung cấp nguồn kiến thức chính thống và phù hợp để lấp đầy những khoảng trống về hiểu biết đối với các kiến thức về sức khỏe sinh sản.

Tuy nhiên, để lựa chọn đối tượng học sinh cụ thể là học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 để thực hiện chương trình thực nghiệm, tác giả căn cứ vào đặc điểm tâm lí và sinh lí tuổi dậy thì của học sinh THCS. Theo nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hưng và Kiều Cẩm Nhung trên 1926 học sinh THCS Hà Nội năm 2014-2015 cho kết quả: Tỉ lệ dậy thì chính thức của học sinh Hà Nội tăng dần trong thời kì 12 đến 15 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, HS nam chính thức dậy thì ở tuổi 13 và đến hết tuổi 15; HS nam ở tuổi 12 chưa có dấu hiệu dậy thì chính thức. Đối với HS nữ, khi bước vào đầu THCS có đến 12.17% HS nữ đã bắt đầu dậy thì. Đến tuổi 15, đã số HS nữ đã dậy thì trong khi đó mới chỉ có khoảng 50% HS nam dậy thì [19]. Như vậy, tuổi 13 là dấu mốc mà cả học sinh nam và học sinh nữ đều dậy thì. Do đó, trong đề tài này, tác giả lựa chọn đối tượng học sinh ở tuổi 13 (lớp 7) và tuổi 14 (lớp 8) để thực hiện chương trình thực nghiệm.

79

Căn cứ nhu cầu của nhà trường

- Kết quả trao đổi thông tin với cán bộ, giáo viên phía nhà trường - Đề xuất từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 85 - 90)