8. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là một trong những nội dung cần thiết khi giáo dục về sức khỏe sinh sản. Những kiến thức về nguyên nhân lây nhiễm, con đường lây nhiễm và cách xử lý sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn đúng về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Do đó, đây cũng là một nội dung được đưa vào bảng hỏi khảo sát đối với học sinh trường THCS Lại Thượng nhằm tìm hiểu nhận thức của các em về vấn đề này.
Biểu đồ 3.5. Nhận thức của học sinh về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục 17 92.5 13 16 12 8.5 8.5 Giang mai HIV/AIDS Sùi mào gà Lậu Nấm Clamydia Loét dạ dày Hạ cam mềm
59
Đối với câu hỏi về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các phương án lựa chọn bao gồm cả 6 câu trả lời đúng và một đáp án trả lời sai (phương án “Loét dạ dày”) nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung này.
Kết quả từ biểu đồ 3.5 cho thấy: “HIV/AIDS” được biết đến nhiều nhất trong số các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục với 92.5% học sinh; các bệnh còn lại được rất ít học sinh biết đến: “Giang mai” (17.0%) và “Lậu” (16.0%),
“Hạ cam mềm” (8.5%). Sự cách biệt đáng kể về tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án “HIV/AIDS” xuất phát từ lý do sau: đây là căn bệnh thế kỷ của nhân loại được các cơ quan, tổ chức và ban ngành truyền thông mạnh mẽ và liên tục tại nước ta.
Trong số các phương án lựa chọn về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tác giả đã cố ý đưa vào một phương án sai đó là “Loét dạ dày”. Đây không phải bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, kết quả khảo sát từ bảng trên cho thấy vẫn có 8.5 % số học sinh tham gia nghiên cứu cho rằng đây là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
40
70.5
51.5
Mẹ lây sang con khi mang thai
Quan hệ tình dục với nhiều người
Không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi
60
Biểu đồ 3.6. Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bên cạnh việc tìm hiểu hiểu biết của học sinh về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tác giả cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của các em về nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Từ biểu đồ trên ta thấy, phần lớn học sinh trường THCS Lại Thượng nhận thức đúng về nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Cụ thể, có 70.5% trường hợp tham gia khảo sát lựa chọn nguyên nhân
“Quan hệ tình dục với nhiều người”; tiếp đó là “Không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục” (chiếm 51.5%) và “Mẹ lây sang con khi mang thai” (chiếm 40.0%).
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm rất nhiều bệnh và chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, việc nhận thức đúng về các biện pháp nhằm tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là điều cần thiết. Trong nghiên cứu này, để tìm hiểu nhận thức của các em học sinh về các biện pháp đó, tác giả đã đưa ra câu hỏi “Theo em, cần làm gì để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?”
trong bảng khảo sát. Đồng thời, tác giả đưa ra 4 phương án trả lời với hai phương án đúng là “Không dùng chung bơm kim tiêm”, “Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục” và hai phương án chưa chính xác là “Không ôm, hôn”, “Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ”.
Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Các biện pháp SL TL
1. Không ôm, hôn 56 28.0
2. Không dùng chung bơm kim tiêm 109 54.5 3. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 118 59.0
61
4. Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ 138 69.0
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, có 69.0% học sinh tham gia khảo sát lựa chọn phương án “Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ”, 59.0% trường hợp lựa chọn phương án “Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục”, phương án “Không dùng chung bơm kim tiêm” có 54.5% học sinh lựa chọn và có 28.0% học sinh lựa chọn phương án“không ôm, hôn”.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là những bệnh nhiễm trùng lây lan qua tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục, dịch tiết của bộ phận sinh dục của người bị bệnh với niêm mạc (mắt mũi, miệng, hậu môn) với phần da tổn thương của người lành thông qua hoạt động tình dục. Một người bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể truyền cho người khác bằng cách tiếp xúc với da, bộ phận sinh dục, miệng, trực tràng hoặc dịch của cơ thể. Vì vậy để thực sự tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đáp án “Không dùng chung bơm kim tiêm”, “Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục” là hai đáp án chính xác trong 4 phương án được đưa ra trong bảng hỏi. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh lựa chọn những phương án này không quá cao (tỉ lệ lần lượt là 54.5% và 59.0%). Trong khi đó, số học sinh lựa chọn phương án chưa chính xác lại khá cao“Hàng ngày vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ” (chiếm 69.0%),
“Không ôm, hôn” (28.0%). Những nhận thức sai lệch làm này có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc như mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời.
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh trường THCS Lại Thượng về khả năng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở tuổi dậy thì, tác giả sử dụng câu hỏi số 12 “Theo em, ở tuổi dậy thì có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không?”. Đối với câu hỏi này, học sinh chỉ được lựa chọn 1 đáp án lựa chọn. Dưới đây là kết quả thu được:
62
Biểu đồ 3.7. Quan điểm của học sinh về khả năng có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở tuổi dậy thì
Qua biểu đồ 3.7 ta thấy, có 41.5% học sinh tham gia khảo sát đưa ra phương án “Không biết” đối với câu hỏi này. Gần một nửa học sinh còn lại cho rằng tuổi dậy thì “Không bị nhiễm” các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (58.5%). Trên thực tế, nguy cơ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không ngoại trừ lứa tuổi. Bất cứ ai cũng có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khi có sự tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục, dịch tiết của bộ phận sinh dục của người bị bệnh với niêm mạc (mắt mũi, miệng, hậu môn) với phần da tổn thương của người lành thông qua hoạt động tình dục. Như vậy, có thể thấy nhận thức của học sinh về nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với lứa tuổi dậy thì còn hạn chế.
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh cách xử lý khi bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, câu hỏi “Người bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nên làm gì?” được đề xuất. Kết quả thu được ở bảng 3.5.
58.5% 41.5%
Không biết Không bị nhiễm
63
Bảng 3.5. Ý kiến của học sinh về cách xử lý khi bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Cách xử lý SL TL
1. Nói với người lớn trong gia đình 167 83.5
2. Để im để tự khỏi 8 4.0
3. Tự mua thuốc điều trị 13 6.5
4. Tự đến cơ sở y tế để điều trị 86 43.0
Qua bảng số liệu trên ta thấy, phần lớn học sinh đưa ra cách xử lý đúng đắn cho người bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đó là “Nói với người lớn trong gia đình” (84.0%). Bên cạnh đó, một số lượng đáng kể 43% trường hợp khảo sát cho rằng nên “Tự đến cơ sở y tế để điều trị”. Ngoài ra, một số ít học sinh cũng cho rằng nên “tự mua thuốc uống” (6.5%) và “để im để tự khỏi” (4.0%). Như vậy, không ít học sinh có nhận thức chưa đúng đắn về cách xử lý khi mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.