Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu tuổ

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 97 - 100)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.2. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu tuổ

tinh thần và sự hào hứng tham gia học tập, tiếp thu kiến thức khi được dạy trong trường học.

3.3.1.2. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu tuổi dậy thì thì

Khi tác giả đưa ra câu hỏi về các biểu hiện ở tuổi dậy thì ở nam giới và nữ giới với những học sinh tham gia thực nghiệm, thu được kết quả ở bảng 3.12 và 3.13.

Đối với biểu hiện ở nam giới

Bảng 3.12. Hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam giới

87

SL TL SL TL

1. Phát triển chiều cao 81 81.0 98 100.0 2. Thay đổi về tính cách, ngoại hình 58 58.0 98 100.0

3. Thay đổi giọng nói 68 68.0 92 93.9

4. Phát triển cơ ngực và thay đổi

hình dáng khuôn mặt 37 37.0 94 95.9

5. Mọc lông ở mu và các bộ phận

khác trên cơ thể 50 50.0 98 100.0

6. Tăng kích thước tinh hoàn và bìu 32 32.0 98 100.0 7. Xuất hiện mộng tinh, tinh dịch 45 45.0 98 100.0

Các biểu hiện “Phát triển chiều cao”, “Thay đổi về tính cách, ngoại hình”, “Mọc lông ở mu và các bộ phận khác trên cơ thể”, “Tăng kích thước tinh hoàn và bìu”, “Xuất hiện mộng tinh, tinh dịch” được 100% học sinh tham gia thực nghiệm lựa chọn. Bên cạnh đó, các biểu hiện còn lại chỉ thấp hơn một chút do có một vài học sinh không lựa chọn: “Phát triển cơ ngực và thay đổi hình dáng khuôn mặt” (95.9%), “Thay đổi giọng nói” (93.9%).

Trong khi đó, trước khi tổ chức chương trình thực nghiệm biểu hiện được nhiều học sinh biết đến nhất là “Phát triển chiều cao” (81.0%), “Thay đổi giọng nói” (68.0%), đó chủ yếu là những biểu hiện thay đổi bên ngoài, dễ quan sát được. Những biểu hiện còn lại được ít học sinh biết đến hơn: “Thay đổi về tính cách, ngoại hình” (58.0%), “Mọc lông ở mu và các bộ phận khác trên cơ thể (50.0%), “Xuất hiện mộng tinh, tinh dịch” (45.0%), “Phát triển cơ ngực và thay đổi hình dáng khuôn mặt” (37.0%), “Tăng kích thước tinh hoàn và bìu” (32.0%).

Như vậy, sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, học sinh có nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về các biểu hiện ở tuổi dậy thì ở nam giới. Các biểu hiện được tất cả học sinh tham gia thực nghiệm lựa chọn là: “Phát triển chiều

88

cao”, “Thay đổi về tính cách, ngoại hình”, “Mọc lông ở mu và các bộ phận khác trên cơ thể”, “Tăng kích thước tinh hoàn và bìu”, “Xuất hiện mộng tinh, tinh dịch”.

Số liệu nghiên cứu trên cho ta thấy kết quả tương tự đối với những biểu hiện dậy thì ở nữ. Trước khi tham gia chương trình thực nghiệm, biểu hiện dậy thì ở nữ giới được đa số học sinh lựa chọn là “Có kinh nguyệt, vú phát triển” (80.0%); những biểu hiện được hơn một nửa học sinh biết đến là “Thay đổi về ngoại hình, tính cách” (66.0%), “Mọc lông ở nách và bộ phận sinh dục” (53.0%). Những biểu hiện còn lại được ít học sinh biết đến hơn “Khung xương chậu phát triển” (38.0%), “Xuất hiện dịch âm đạo” (37.0%); “Xuất hiện mùi cơ thể” (22.0%).

Đối với biểu hiện ở nữ giới

Bảng 3.13. Hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu tuổi dậy thì ở nữ giới

Dấu hiệu Trƣớc TN Sau TN

SL TL SL TL

1. Có kinh nguyệt, vú phát triển 80 80.0 98 100.0 2. Thay đổi về ngoại hình, tính cách 66 66.0 98 100.0 3. Khung xương chậu phát triển 38 38.0 93 94.9 4. Xuất hiện dịch âm đạo 37 37.0 98 100.0 5. Mọc lông ở nách và bộ phận sinh

dục 53 53.0 98 100.0

6. Xuất hiện mùi cơ thể 22 22.0 89 90.62

Sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, tất cả các biểu hiện ở tuổi dậy thì của nữ giới được hầu hết học sinh biết đến. Biểu hiện “Có kinh

89

nguyệt, vú phát triển”, “Thay đổi về ngoại hình, tính cách”, “Xuất hiện dịch

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 97 - 100)