Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.2. Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo

nhận thức chính xác và đầy đủ hơn về khái niệm sức khỏe sinh sản. Điều này đòi hỏi, khi thực hiện giáo dục về sức khỏe sinh sản với học sinh cần quan tâm đến yếu tố lứa tuổi, phân chia nội dung phù hợp theo khối để cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức mà các em còn thiếu.

3.1.1.2. Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản khỏe sinh sản

Khi được hỏi “Giáo dục sức khỏe sinh sản ở tuổi dậy thì có quan trọng không?”, học sinh có thể lựa chọn các phương án mức độ để thể hiện quan điểm của mình về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản ở tuổi dậy thì, kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1 cho thấy, có 47.0 % các bạn cho rằng giáo dục SKSS ở tuổi dậy thì là “Rất quan trọng” và 38.5 % học sinh cho rằng “Quan trọng”, như vậy có tới 85.5% quan tâm và nhận thấy những kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng với các bạn. Chỉ còn lại 14.5% học sinh cảm thấy đây là kiến thức “Không quan trọng”, một số bạn khi được hỏi cho rằng:

“Bọn em đã lấy chồng đâu mà cần học những cái này, bao giờ bọn em sinh sản thì mới cần học ạ”, “Những kiến thức này lớn lên mình tự biết ạ, còn bây giờ đi học thì không quan trọng lắm ạ”… Như vậy, một bộ phận nhỏ các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức về sức khỏe sinh sản đối với bản thân mình. Điều này đòi hỏi cần có những tác động về nhận thức để

52

học sinh có những kiến thức đầy đủ và chính xác, giúp học sinh hiểu được vai trò của giáo dục SKSS đối với bản thân khi đang ở tuổi dậy thì.

Biểu đồ 3.1. Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản

Khi xét theo học lực, kiểm định Chi bình phương cho p là 0.01 (<0.05) cho thấy có mối tương quan giữa học lực của học sinh và nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản. Học sinh ở lớp càng cao hơn thì có nhận thức tốt hơn về mức độ quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản.

Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, với HS lớp cao hơn thì có nhận thức tốt hơn, phỏng vấn sâu với một học sinh nam lớp 9: “Em thấy những kiến thức này cần lắm chị. Từ lúc em dậy thì em thấy mặt em có nhiều mụn lắm, em lo lắm với lại hơi tự ti với bạn bè nên em phải lên mạng tự tìm cách trị mụn, nhưng có nhiều cách quá nên em cũng loạn hết cả lên không biết cách nào đúng. Nó mà bị nhiều hơn thì chết”.

Một em học sinh nữ lớp 8 có chia sẻ: “Em thấy việc giáo dục kiến thức này cho tụi em là rất cần thiết. Lần đầu tiên em bị kinh nguyệt năm lớp 6 em sợ lắm, em cứ tưởng em bị gì em khóc cơ. Sau đấy em hỏi mẹ mới biết đây là

[VALUE].0 38.5

14.5

53

hiện tượng kinh nguyệt ở con gái, sau mẹ dạy em cách dùng băng vệ sinh chứ em cũng chả biết dùng thế nào”.

Như vậy, khi bước vào độ tuổi dậy thì, học sinh thường có rất nhiều thay đổi về mặt tâm lý, sinh lý so với giai đoạn trước đó… Học sinh có thể lo lắng, hoang mang do không hiểu điều gì đang diễn ra với cơ thể của mình và nên xử lý như thế nào, các em có thể tự ti, xấu hổ về những dấu hiệu lạ trên cơ thể.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)