Kết luận chung

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 115 - 177)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Kết luận chung

Nội dung chương trình là những thông tin chính thống, nội dung kiến thức chính xác nhằm cung cấp cho các em những kiến thức đầy đủ, phù hợp.

Chương trình thực nghiệm được xây dựng dựa trên sự phân tích những hiểu biết ở thời điểm hiện tại của các em học sinh và đề xuất từ phía nhà trường, do đó những nội dung trên là phù hợp và có cơ sở rõ ràng.

Các phương pháp tổ chức hoạt động, phương tiện tổ chức đa dạng, hấp dẫn và thu hút được sự tham gia của học sinh.

Học sinh hoàn toàn được cởi mở và thoải mái chia sẻ những vấn đề mà các em vốn cho là nhạy cảm và ngại nhắc đến thông qua các hình thức trò chơi, thảo luận câu hỏi, quan sát thực hành minh họa.

105

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 mô tả kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm và sau thực nghiệm tại trường THCS Lại Thượng. Đồng thời, chương 3 nêu rõ về chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh.

Trước chương trình thực nghiệm, học sinh trường THCS Lại Thượng đã nhận thức được những nội dung cơ bản về SKSS, nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Các em chỉ nắm được những kiến thức cơ bản, dễ quan sát và được phổ biến trên các kênh thông tin đại chúng.

Dựa trên kết quả khảo sát với 200 học sinh, tác giả xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh gồm 6 module: module 1: kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và tuổi vị thành niên, module 2: tình bạn và tình yêu, module 3: tình dục sớm, module 4: mang thai và hậu quả của mang thai, module 5: các biện pháp tránh thai an toàn, module 6: các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Các module được kết hợp dạy trong 1 buổi nói chuyện kết hợp với hình thức phát tài liệu mang về. Đối tượng tham gia gồm 98 học sinh khối 7 và khối 8 đã tham gia chương trình thực nghiệm trước đó. Sau 1 tuần thực hiện chương trình thực nghiệm, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để đánh giá hiệu quả chương trình.

Sau khi thực hiện chương trình thực nghiệm học sinh đánh giá cao hơn về vai trò của việc giáo dục SKSS. Hiểu biết của các em về các vấn đề như tình dục, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai tốt hơn và chính xác hơn. Nhu cầu được giáo dục về SKSS của các em cũng cao hơn, tất cả học sinh cho rằng nên dạy kiến thức này đối với VTN và chủ đề mà các em mong muốn tìm hiểu là kiến thức cơ bản về SKSS và đặc điểm tuổi dậy thì.

106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến xây dựng chương trình nâng cao nhận thức có liên quan đến đề tài như: khái niệm tuổi vị thành niên, khái niệm sức khỏe sinh sản, khái niệm xây dựng chương trình, khái niệm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở, khái niệm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến những công trình có liên quan đến đề tài, bao gồm các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.

Về thực trạng, nhà trường đã có sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản và nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh nhận thức được những nội dung cơ bản về SKSS, nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác, nhất là các kiến thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai, tầm quan trọng của giáo dục kiến thức về SKSS. Phần lớn học sinh tham gia khảo sát cho rằng không nên quan hệ tình dục. Tuy nhiên, các em chưa nhìn nhận được rõ các ảnh hưởng nghiêm trọng khác của vấn đề này như mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Kiến thức về các biện pháp tránh thai của học sinh còn hạn chế, các em chỉ biết các biện pháp thường nhắc đến trên phương tiện thông tin đại chúng và chưa biết rõ các biện pháp, chưa biết cách sử dụng. Học sinh chưa nắm được vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục sức khỏe sinh sản đối với vị thành niên.

Từ thực trạng trên, tác giả đề xuất xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về SKSS cho học sinh THCS trường THCS Lại Thượng với mục đích cung cấp cho các em kiến thức đúng đắn, các kỹ năng cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề sức khỏe sinh sản. Chương

107

trình bao gồm 6 module cung cấp kiến thức về các nội dung sức khỏe sinh sản, cụ thể: Kiến thức cơ bản về SKSS và tuổi vị thành niên; tình bạn và tình yêu; tình dục sớm; mang thai và hậu quả của mang thai; các biện pháp tránh thai an toàn; các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Hiệu quả của chương trình được đánh giá thông qua hiểu biết về SKTT của HS qua 2 lần khảo sát, trước và sau thực nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy, kiến thức và thái độ của học sinh trường THCS Lại Thượng đều tăng lên và có những thay đổi nhất định. Học sinh nắm chắc hơn các kiến thức, hiểu rõ hơn các vấn đề về SKSS. Bên cạnh đó, học sinh cũng có tâm lý cởi mở, thoải mái hơn khi chia sẻ về chủ đề sức khỏe sinh sản. Tuy sự thay đổi chưa thật sự đồng đều và mạnh mẽ, vẫn còn tồn tại một tỷ lệ nhỏ những ý kiến chưa chính xác, những quan điểm lệch lạc nhưng bước đầu đã chứng minh hiệu quả mà chương trình mang lại.

2. Khuyến nghị

Từ những vấn đề phát hiện qua khảo sát, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với nhà trường

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường và các cán bộ, giáo viên trong việc xây dựng và tổ chức chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh.

Xây dựng các chuyên đề về sức khỏe sinh sản và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.

Tổ chức dạy tích hợp các nội dung về sức khỏe sinh sản cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung sức khỏe sinh sản.

108

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường: tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề SKSS; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức; tổ chức các hoạt động truyền thông về vấn đề SKSS dưới nhiều hình thức cho cả học sinh, giáo viên và phụ huynh.

Phát huy vai trò của phòng Tư vấn học đường trong việc chủ động tìm hiểu những khó khăn, khúc mắc và có các hình thức tư vấn kịp thời. Từ đó xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh. Đưa nội dung về sức khỏe sinh sản vào các chương trình dự phòng hàng năm của phòng Tư vấn học đường.

Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm sinh lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

Cần phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động, chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh nhằm giúp các em được trang bị những kiến thức đúng đắn, kịp thời và có kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân tốt hơn.

Đối với gia đình

Gia đình cần hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh ở giai đoạn dậy thì

Gia đình cần tự chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản đối với tuổi dậy thì thông qua các nguồn tin cậy hoặc có thể trao đổi với phía nhà trường để có thêm thông tin

Chủ động chia sẻ, trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ, truyền đạt đến trẻ một cách cởi mở, vui vẻ, tránh tâm lý e dè, né tránh.

Tích cực phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động, chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh

Đối với học sinh

109

Chủ động tìm hiểu kiến thức từ các nguồn thông tin chính thức và đáng tin cậy như thầy cô giáo, phòng tư vấn học đường.

Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động, chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản hoặc các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2010: Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015, Hà Nội.

2. Bộ luật Dân sự, chương III, điều 21, mục 1, chủ biên, Hà Nội---Bộ Y tế. (2016).

3. Bộ Nội Vụ, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2015), Báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Y tế và Tổng cục thống kê (2003), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 1).

5. Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình (1998), Chương trình sức khỏe sinh sản, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. 6. Bộ y tế (2006), Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế. (2008), Sức khỏe sinh sản (dùng cho đào tạo cử nhân Y tế công cộng), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phần 1, trang 363; phần 1, trang 364, 365; trang 372.

9. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, UNICEF và WHO (2005), Báo cáo chuyên đề về SKSS/ SKTD qua cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 1), Hà Nội.

111

10. Bộ Y tế, “Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025”.

11. Nguyễn Thị Ái (2018), Thực trạng kiến thức, thái độ về tình dục an toàn của học sinh trung học phổ thông tại huyện đảo Vân Đông, tỉnh Quảng Ninh năm 2017, Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.

12. Nguyễn Thị Bắc, Trần Thị Bích Hồi và cộng sự (2015), "Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015", Tạp chí Y học dự phòng, XXV(171), tr. 129-134.

13. Bùi Thị Thanh Diệu (2021), “Xây dựng chương trình hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học phổ thông”.

14. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Trần Minh Hậu và Đặng Thị Kim Anh (2011), "Kiến thức, thái độ , thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh sản tại trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 15, tr. 44-48. 16. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),

Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

17. Trương Công Hiếu, Trần Thị Mai Liên, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lương Thị Bích Trang, Diệp Thị Bích Trâm, Nguyễn Văn Hòa (2015), Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh Trung học phổ thông tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài cơ sở.

18. Vương Tiến Hòa (2009), Sức khỏe sinh sản, Nxb Y Học, Hà Nội.

19. Trần Hữu Hoàn (2011), “Phát triển giáo dục chương trình”, NXB Đại học quốc gia .

112

20. Trần Thị Bích Hồi và các cộng sự (2015), "Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015", Tạp chí Y học dự phòng, 25(11), tr. 129.

21. Mai Văn Hưng, Kiều Cẩm Nhung (2016), Một số đặc điểm tâm lí và sinh lí tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, 2(374), tr. 14

22. Vũ Kim Liên và Nguyễn Ngọc Sáng (2011), "Thực trạng kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông tại Hải Phòng năm 2010", Tạp chí Thông tin Y dược, 9, tr. 19.

23. Nguyễn Thị Nga, Hứa Thanh Thủy (2013), “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi: thành công và bài học trong tương lai”.

24. Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

25. Đỗ Ngọc Tấn, N. V. T. (2004), "Tổng quan các nội dung nghiên cứu về sức khỏe, sức khỏe sinh sản VTN ở Việt Nam từ năm 1995 - 2003", Nxb Thanh niên.

26. Nguyễn Đức Thanh (2013), "Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của vị thành niên tại một số xã của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Y học thực hành, 1, tr. 140-142.

27. Nguyễn Đức Thanh (2013), "Thái độ đối với HIV/AIDS, hiểu biết về nguồn cung cấp thông tin và nơi điều trị HIV/AIDS của học sinh Trung học phổ thông", Tạp chí Y học thực hành, 5, tr. 148-150.

28. Đào Nguyễn Diệu Trang, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2020), "Hiệu quả giải pháp can thiệp cộng đồng cải thiện tình trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế."

29. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình (2018), Báo cáo thống kê tình hình bệnh tật, công tác chăm sóc SKSS tại tỉnh Thái Bình năm 2018.

113

30. Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe (2011), Điều tra chỉ số 2010 Dự án Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (HEMA), Hà Nội.

31. Hoàng Thị Hải Vân (2014), "Kiến thức và thái độ của học sinh Trung học Phổ thông huyện Hoài Đức Hà Nội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên", Tạp chí Y học dự phòng, 24(3), tr. 75.

32. Phan Thị Hồng Xuân (2006), “Xây dựng các câu hỏi đánh giá kết quả học tập bài so sánh (Ngữ văn 6) dựa trên mức độ nhận thức”, Tạp chí Giáo dục, 152, tr.18-20.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

33. Abubakar A. Manu và các cộng sự. (2015), "Parent–child communication about sexual and reproductive health: evidence from the Brong Ahafo region, Ghana", Reproductive Health, 12(1), pp. 16.

34. Caswell, Hollis L. and Campbell, Doak S. (1935), Curriculum Development, New York: American book Company.

35. Christenson, S., & Sheridan, S. M. (Eds.). (2001), Schools and families: Creating essential connections for learning, Guilford Press.

36. Egan, K. (1978), “What is curriculum?”, Curriculum Inquiry, 8(1), pp. 65- 72.

37. Greydanus, D. E., Rimsza, M. E. & Newhouse, P. A. (2002), "Adolescent sexuality and disability", Adolesc Med, 13(2), pp. 223-47.

38. Liang, M., Simelane, S., Fillo, G. F., Chalasani, S., Weny, K., Canelos, P. S., & Snow, R. (2019), “The state of adolescent sexual and reproductive health”, Journal of Adolescent Health, 65(6), pp. 3-15.

114

39. Lydia Aziato và các cộng sự (2016), "Adolescents' Responses to an Unintended Pregnancy in Ghana: A Qualitative Study", Journal of Pediatric and Adolescent Gynecology, 29(6), pp. 653-658.

40. Morris, J. L., & Rushwan, H. (2015), “Adolescent sexual and reproductive health: The global challenges”, International Journal of Gynecology &

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 115 - 177)