8. Cấu trúc của luận văn
3.3.1.3. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về vấn đề quan
gia thực nghiệm lựa chọn.
Những biểu hiện có ít học sinh lựa chọn hơn là “Khung xương chậu phát triển” (94.9%), “Xuất hiện mùi cơ thể” (90.62%). Đây cũng là những biểu hiện trước đó được ít sinh lựa chọn hơn. Tuy nhiên, so với kết quả trước thực nghiệm, tỉ lệ học sinh lựa chọn đáp án đúng đã tăng cao.
Như vậy, có thể thấy rằng những học sinh tham gia thực nghiệm đã có nhận thức đầy đủ hơn về các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam giới và nữ giới. Bên cạnh những biểu hiện dễ quan sát được từ bên ngoài, học sinh nắm được cả những thay đổi bên trong cơ thể và những biểu hiện về tâm lý.
3.3.1.3. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về vấn đề quan hệ tình dục dục
Biểu đồ 3.10 cho thấy quan điểm có nên quan hệ tình dục hay không của học sinh trường THCS Lại Thượng. Có 95.9% học sinh tham gia thực nghiệm cho rằng “Không nên” quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (tương ứng với 95 lựa chọn). Chỉ có 4.1% học sinh sau khi tham gia chương trình thực nghiệm vẫn cho rằng “Nên” quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên (tương ứng với 4 lựa chọn). Trước thực nghiệm, trong tổng số 100 học sinh lớp 7, lớp 8 có tổng 7 học sinh cho rằng nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên.
Như vậy, đa số học sinh có đưa ra ý kiến chính xác về vấn đề quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên, chỉ có một số ít học sinh còn có nhận thức còn hạn chế về vấn đề này. Kết quả này cũng tương tự với kết quả điều tra trước thực nghiệm.
90
Biểu đồ 3.10. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
Bảng số liệu 3.14 dưới đây là những lý do mà phần lớn học sinh tham gia thực nghiệm đưa ra về việc tại sao không nên quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên.
Quan sát số liệu trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có thể thấy sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của học sinh trường THCS Lại Thượng về lý do vì sao không nên quan hệ tình dục khi đang ở tuổi vị thành niên.
Nếu trước thực nghiệm, yếu tố học tập là yếu tố quan trọng nhất mà các em cho rằng có thể bị ảnh hưởng đến “Ảnh hưởng đến việc học tập” (74.0%); điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động chủ đạo của các em trong giai đoạn này là học tập. Tuy nhiên, phần lớn các em lại chưa đánh giá được hệ quả của việc quan hệ tình dục sớm đối với sức khỏe như bệnh tật mà mang thai.
Sau khi tham gia chương trình thực nghiệm, lý do liên quan đến học tập chỉ xếp thứ 4 trong số 4 yếu tố mà phần lớn học sinh lựa chọn. Thay vào đó, khía cạnh mà các em nhận thấy bị ảnh hưởng nhất là yếu tố sức khỏe bị và hệ
[VALUE]%
[VALUE]%
Nên Không nên
91
quả của việc có thai như “Có thể bị lây bệnh”, “Có thể mang thai ngoài ý muốn”, “Không đủ khả năng nuôi con nếu có thai” . Cụ thể: tỉ lệ chọn lý do
“Có thể bị lây bệnh” tăng rõ rệt từ 43.0% lên đến 94.9%. Điều này có thể chứng tỏ học sinh đã nhận thức tốt hơn về nội dung những bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục đã được chia sẻ qua buổi nói chuyện. Bên cạnh đó, tỉ lệ chọn lý do “Có thể mang thai ngoài ý muốn” cũng tăng từ 53.0% đến 94.9%, đây là lý do trước thực nghiệm cũng được nhiều học sinh nhìn nhận đúng; tỉ lệ chọn lý do “Không đủ khả năng nuôi con nếu có thai” tăng từ 53.0% lên đến 92.9%.
Bảng 3.14. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về ảnh hưởng của QHTD ở tuổi vị thành niên
Trƣớc TN Sau TN
SL TL SL TL
1. Ảnh hưởng đến việc học tập 74 74.0 89 90.8 2. Có thể mang thai ngoài ý muốn 53 53.0 93 94.9 3. Gia đình, bạn bè, thầy cô ghét bỏ 19 19.0 7 7.1
4. Vi phạm pháp luật 54 54.0 9 9.2
5. Có thể bị lây bệnh 43 43.0 93 94.9
6. Không đủ khả năng nuôi con nếu
có thai 53 53.0 91 92.9
Như vậy, hầu hết học sinh tham gia thực nghiệm nhận thức được rằng không nên quan hệ tình dục khi yêu nhau ở tuổi vị thành niên. Hơn thế nữa, các em cũng nhận thức tốt hơn được ảnh hưởng của vấn đề này đối với bản thân nhất là vấn đề sức khỏe và hậu quả của vấn đề có thai ngoài ý muốn khi quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên.
92