Khái niệm Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.7 Khái niệm Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức

sinh sản cho học sinh

Chƣơng trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản được hiểu là

một bản kế hoạch đào tạo về vấn đề sức khỏe sinh sản, trong đó kế hoạch nêu lên các mục tiêu giáo dục rõ ràng mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ nội dung đào tạo cụ thể, các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, có cách đánh giá kết quả đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Các thành phần cơ bản của chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản bao gồm:

- Mục tiêu chương trình nâng cao nhận thức về SKSS - Nội dung chương trình nâng cao nhận thức về SKSS

- Phương pháp tổ chức chương trình nâng cao nhận thức về SKSS - Đánh giá kết quả chương trình nâng cao nhận thức về SKSS

29

Xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh

Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh được hiểu là “hoạt động xây dựng một bản kế hoạch đào tạo về vấn đề sức khỏe sinh sản cho đối tượng học sinh, trong đó kế hoạch nêu lên các mục tiêu giáo dục rõ ràng mà học sinh cần đạt được, đồng thời xác định rõ nội dung đào tạo cụ thể, các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, có cách đánh giá kết quả đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

30

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu về vấn đề sức khỏe sinh sản; bao gồm các nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh việc kế thừa những công trình nghiên cứu đi trước, trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu đối với đối tượng học sinh trung học cơ sở, tìm hiểu nhận thức của học sinh đối với các nội dung của sức khỏe sinh sản, xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho đối tượng học sinh trung học cơ sở.

Đồng thời, trong chương 1, tác nghiên cứu một số khái niệm công cụ của đề tài làm căn cứ để tiến hành khảo sát thực tiễn: khái niệm về sức khỏe sinh sản, khái niệm vị thành niên, khái niệm xây dựng chương trình, khái niệm nhận thức, khái niệm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh

Ngoài ra, trong chương 1, tác giả còn đề cập đến một số nội dung khác như: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở; Nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.

31

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đôi nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trường THCS Lại Thượng nằm cách trung tâm thị trấn Thạch Thất – Hà Nội khoảng 3 km (ở phía Tây Bắc Thạch Thất), nằm ở thôn Lại Khánh - Lại Thượng, được thành lập năm 1962.

Tính đến năm học 2020 – 2021, nhà trường vẫn còn chung cơ sở vật chất với trường Tiểu học, trường còn 6 phòng học cấp 4, trường không đủ phòng phải học 2 ca, các phòng học bộ môn thiếu nhiều, trang thiết bị cho dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Đến đầu năm 2021, nhà trường đã tách riêng với trường Tiểu học Lại Thượng và chuyển sang khu trường mới xây dựng với đầy đủ phòng học, phòng bộ môn và trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác tổ chức và giảng dạy.

Lãnh đạo quản lý nhà trường đoàn kết, thống nhất, có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý vững vàng, có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao về trình độ đào tạo, giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc được giao, có các tổ chức đoàn thể hoạt động thường xuyên nên phong trào thi đua học tốt, dạy tốt của giáo viên và học sinh được duy trì: 5 năm liền luôn đạt phổ cập giáo dục, chất lượng học sinh đại trà luôn được giữ vững, chất lượng học sinh giỏi ngày càng cao, phong trào thể dục thể thao của trường 5 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh, thành phố, liên đội luôn đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện.

Số lượng học sinh: số học sinh hiện tại của trường THCS Lại Thượng là 560 học sinh. Trong đó:

- Số học sinh khối 6: 143 học sinh - Số học sinh khối 7: 152 học sinh - Số học sinh khối 8: 133 học sinh

32 - Số học sinh khối 9: 132 học sinh

Số lượng cán bộ, giáo viên: tổng số cán bộ, giáo viên hiện tại của trường THCS Lại Thượng là 37 người, Phòng Tư vấn học đường do 1 giáo viên môn Giáo dục công dân phụ trách.

Các hoạt động giáo dục kiến thức về SKSS của nhà trường: Nhà trường đã có sự quan tâm về vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em học sinh, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 2018, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về giới tính và sức khỏe sinh sản, trường THCS Lại Thượng đã kết hợp với Đoàn Thanh niên xã Lại Thượng để tổ chức chương trình tư vấn giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh khối 8, khối 9 của trường tại Hội trường lớn của xã.

Trong những năm gần đây, các chương trình giáo dục giới tính được lồng ghép vào các môn học Giáo dục công dân, Sinh học nhưng nội dung, thời gian và hình thức dạy còn hạn chế. Mỗi tiết học chỉ được lồng ghép khoảng 5 – 10 phút, tuy nhiên đây là vấn đề tế nhị nên cả thầy cô và học sinh cũng chỉ nhắc qua trong bài giảng. Học sinh vì xấu hổ nên cũng không dám đứng lên thắc mắc trước lớp học.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu 222 khách thể trong đó có: 200 học sinh tham gia khảo sát bằng bảng hỏi trước thực nghiệm, sau đó có 98/200 học sinh được chọn để tham gia khảo sát bằng bảng hỏi sau thực nghiệm, 5 cán bộ giáo viên, 17 học sinh tham gia phỏng vấn sâu (5 học sinh được phỏng vấn trước nghiên cứu và 12 học sinh được phỏng vấn sau khi khảo sát lần đầu).

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Giai đoạn xây dựng khung lý thuyết

Mục đích nghiên cứu: Tổng quan những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe sinh sản vị thành niên của các

33

tác giả ở Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài.

Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu những công trình có liên quan đến những khía cạnh của đề tài từ đó chỉ ra những vấn đề chưa được đề cập, những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu đã thực hiện để tiếp tục tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề; Xác định các khái niệm khái niệm liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: tổng hợp, phân tích, hệ thống, khái quát những vấn đề lý thuyết cũng như các vấn đề về phương pháp luận có liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

2.2.2. Giai đoạn xây dựng bộ công cụ

Mục đích: Xây dựng được bộ công cụ nhằm thu thập thông tin về mức độ hiểu biết của học sinh về các kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhu cầu giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường THCS Lại Thượng.

Nội dung:

Nghiên cứu định tính: Luận văn tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 5 học sinh và 5 cán bộ giáo viên trường THCS Lại Thượng nhằm thu thập một số thông tin ban đầu về thực trạng nhận thức về các kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh trường THCS Lại Thượng và thực trạng các hoạt động giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản đã tổ chức của trường THCS Lại Thượng.

Xây dựng công cụ nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả phỏng vấn sâu cán bộ giáo viên, thăm dò ý kiến của một số học sinh thông qua trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn ngắn, từ đó tác giả phác thảo nội dung bảng hỏi khảo sát. Sau đó, tác giả tiếp tục xin ý kiến giảng viên hướng dẫn để hoàn thiện bảng hỏi.

34

2.2.3. Giai đoạn điều tra

Liên hệ với trường học: tháng 9 2020 tác giả liên hệ với Hiệu Trưởng trường THCS Lại Thượng – Thầy N.T.H để trao đổi về việc thực hiện nghiên cứu tại trường và được nhận lịch hẹn tại trường học với yêu cầu về mặt giấy tờ như: Giấy giới thiệu của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; kế hoạch nghiên cứu. Trong lần trao đổi trực tiếp thứ nhất, tác giả trình bày nguyện vọng muốn thực hiện nghiên cứu tại trường và nhận được sự đồng ý và tạo điều kiện từ phía nhà trường. Tuy nhiên, do về thời gian cuối năm 2020, nhà trường bận rộn trong công tác chuyển trường từ cơ sở cũ sang cơ sở mới nên hoạt động khảo sát, điều tra của tác giả dừng lại ở mức phỏng vấn sâu và tìm hiểu đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. Đến đầu năm 2021, tác giả được liên hệ đồng ý cho tiến hành nghiên cứu. Người trực tiếp hỗ trợ tác giả trong quá trình làm nghiên cứu tại trường là đồng chí Tổng phụ trách – Cô N.D.O và cán bộ phòng Tư vấn học đường – Cô N.T.X, dưới sự đồng ý và tạo điều kiện từ Thầy N.T.H - Hiệu Trưởng trường THCS Lại Thượng.

Thực hiện điều tra: Được sự tạo điều kiện và sắp xếp từ phía nhà trường, tác giả được gặp trực tiếp 8 giáo viên chủ nhiệm của các khối, mỗi khối 2 giáo viên chủ nhiệm, mỗi giáo viên phụ trách phát 25 phiếu điều tra theo danh sách lớp chủ nhiệm. Tác giả trao đổi thông tin với các giáo viên về vấn đề nghiên cứu và cách tiến hành phát và thu bảng hỏi.

Mỗi HS trả lời độc lập một phiếu điều tra từ điều tra viên. HS được nghe giới thiệu về bảng hỏi, cách trả lời câu hỏi từ GV trước khi chính thức trả lời phiếu hỏi. Sau khi làm xong phiếu điều tra, HS nộp lại luôn cho GV.

2.2.4. Giai đoạn xử lý số liệu trước thực nghiệm

Mục đích: Phân tích kết quả xử lý để nhận biết toàn bộ thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh về các kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhu cầu giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường THCS Lại Thượng.

35

Nội dung: Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS; lập các bảng số liệu tương ứng với các câu hỏi nhằm thuận tiện cho việc theo dõi; phân tích và tổng hợp thông tin từ các bảng số liệu thu được sau xử lý.

2.2.5. Giai đoạn xây dựng chương trình thực nghiệm

Mục đích: Xây dựng chương trình thực nghiệm cụ thể, phù hợp với học sinh và kế hoạch hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THCS Lại Thượng.

Nội dung:

Với mục đích giúp học sinh Trường THCS Lại Thượng nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, tác giả tổ chức chương trình thực nghiệm về chủ đề này:

Căn cứ lựa chọn đối tượng tham gia thực nghiệm:

Về phía trường học: Học sinh lớp 6 và học sinh lớp 9 có lịch học cố định vào buổi chiều, học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 có lịch học vào buổi sáng. Ở giai đoạn tác giả tiến hành nghiên cứu và thực hiện chương trình thực nghiệm tại trường, học sinh lớp 9 đang trong giai đoạn ôn thi vào cấp 3 và học sinh toàn trường đang đến kì thi nên nhà trường muốn các em có thời gian tập trung ôn thi, không muốn các em bị phân tâm. Thêm vào đó, Hiệu Trưởng trường THCS Lại Thượng cũng chia sẻ quan điểm “Học sinh lớp 6 so với các anh chị khối trên vẫn còn ngây thơ, chưa biết gì nên nếu để học chương trình này thì học sinh khối 7 và khối 8 sẽ hợp lý hơn và dễ sắp xếp thời gian cùng một buổi để dạy”.

Yếu tố sinh học: Học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 là những học sinh sắp và đang trong quá trình dậy thì, có những thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Do đó, các em cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc và bảo vệ bản thân đúng cách.

36

Từ kết quả phân tích thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi đối với 200 học sinh đã tham gia làm nghiên cứu ban đầu, nhận thấy được rằng nhận thức của các em về các vấn đề sức khỏe sinh sản còn hạn chế, chưa đầy đủ. Một số nội dung các em đã nắm được nhưng chưa sâu sắc và cụ thể. Do đó nội dung được lựa chọn là những nội dung được đề cập trong phiếu khảo sát ban đầu. Kết quả thu được từ phiếu khảo sát cũng cho thấy nội dung mà các em mong muốn được dạy là “Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản”, “Đặc điểm tuổi dậy thì”. Tuy nhiên, 2 nội dung cơ bản trên các em học sinh lớp 8 đã được học trong nội dung Sinh học 8, các em học sinh lớp 7 sẽ được học nội dung này khi các em lên lớp 8. Do đó, tác giả vẫn đưa 2 nội dung cơ bản trên vào chương trình thực nghiệm nhưng chỉ trao đổi ở mức độ cơ bản thông qua quan sát tranh, chủ yếu đưa nội dung này vào tài liệu phát tay cho học sinh. Những nội dung còn lại như: “Mang thai và hậu quả của mang thai”, “Các biện pháp tránh thai an toàn”, “Tình bạn, tình yêu”, “Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục” là những nội dung được ít học sinh lựa chọn trong kết quả khảo sát. Tuy nhiên, khi trao đổi với một số cán bộ, giáo viên của nhà trường cho thấy đây là những nội dung mà các em nên được tiếp cận và tìm hiểu kĩ hơn vì “Khi nói những vấn đề này ở trường các thầy cô còn ngại nữa là học sinh, nên thầy cô cũng chỉ dạy những kiến thức cơ bản thôi”

(Chia sẻ từ cô C.T.L.A - Giáo viên môn Sinh học), “Bây giờ các bạn cũng nhiều em yêu rồi nên cần phải học những kiến thức chuyên sâu hơn như thế này để còn biết cách bảo vệ bản thân” (Chia sẻ từ cô N.T.X - Giáo viên môn Giáo dục công dân). Bên cạnh đó, việc nắm được các kiến thức trên rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin và cách xử lý các tình huống để tránh được rủi ro không đáng có, giúp các em trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cho bản thân. Ngoài ra, do khi trao đổi về thời gian tổ chức buổi thực nghiệm với nhà trường, số buổi được tổ chức là 1 buổi, do đó tác giả lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tổ chức trong buổi chia sẻ.

37

Căn cứ lựa chọn hình thức tổ chức chương trình thực nghiệm:

Khi đã lựa chọn được đối tượng tham gia chương trình thực nghiệm, tác giả chủ động đề xuất tổ chức buổi nói chuyện cho từng lớp tham gia thực nghiệm là 2 lớp 7 và 2 lớp 8. Tuy nhiên, sau khi nhà trường xem xét lại lịch hoạt động của trường và lịch học tập của học sinh thì chỉ cho phép thực hiện một buổi chia sẻ dành cho cả hai khối.

Do thời gian một buổi chưa đủ để học sinh có thể tiếp thu những kiến thức mà các em còn hạn chế, tác giả chủ động đề xuất với thầy hiệu trưởng và cán bộ phụ trách phòng Tư vấn học đường cho tác giả trực một ngày hôm sau để có thể tư vấn, giải đáp những thắc mắc hoặc khó khăn mà các em đang

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 39)