Giai đoạn xây dựng chương trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Giai đoạn xây dựng chương trình thực nghiệm

Mục đích: Xây dựng chương trình thực nghiệm cụ thể, phù hợp với học sinh và kế hoạch hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THCS Lại Thượng.

Nội dung:

Với mục đích giúp học sinh Trường THCS Lại Thượng nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, tác giả tổ chức chương trình thực nghiệm về chủ đề này:

Căn cứ lựa chọn đối tượng tham gia thực nghiệm:

Về phía trường học: Học sinh lớp 6 và học sinh lớp 9 có lịch học cố định vào buổi chiều, học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 có lịch học vào buổi sáng. Ở giai đoạn tác giả tiến hành nghiên cứu và thực hiện chương trình thực nghiệm tại trường, học sinh lớp 9 đang trong giai đoạn ôn thi vào cấp 3 và học sinh toàn trường đang đến kì thi nên nhà trường muốn các em có thời gian tập trung ôn thi, không muốn các em bị phân tâm. Thêm vào đó, Hiệu Trưởng trường THCS Lại Thượng cũng chia sẻ quan điểm “Học sinh lớp 6 so với các anh chị khối trên vẫn còn ngây thơ, chưa biết gì nên nếu để học chương trình này thì học sinh khối 7 và khối 8 sẽ hợp lý hơn và dễ sắp xếp thời gian cùng một buổi để dạy”.

Yếu tố sinh học: Học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 là những học sinh sắp và đang trong quá trình dậy thì, có những thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Do đó, các em cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc và bảo vệ bản thân đúng cách.

36

Từ kết quả phân tích thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi đối với 200 học sinh đã tham gia làm nghiên cứu ban đầu, nhận thấy được rằng nhận thức của các em về các vấn đề sức khỏe sinh sản còn hạn chế, chưa đầy đủ. Một số nội dung các em đã nắm được nhưng chưa sâu sắc và cụ thể. Do đó nội dung được lựa chọn là những nội dung được đề cập trong phiếu khảo sát ban đầu. Kết quả thu được từ phiếu khảo sát cũng cho thấy nội dung mà các em mong muốn được dạy là “Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản”, “Đặc điểm tuổi dậy thì”. Tuy nhiên, 2 nội dung cơ bản trên các em học sinh lớp 8 đã được học trong nội dung Sinh học 8, các em học sinh lớp 7 sẽ được học nội dung này khi các em lên lớp 8. Do đó, tác giả vẫn đưa 2 nội dung cơ bản trên vào chương trình thực nghiệm nhưng chỉ trao đổi ở mức độ cơ bản thông qua quan sát tranh, chủ yếu đưa nội dung này vào tài liệu phát tay cho học sinh. Những nội dung còn lại như: “Mang thai và hậu quả của mang thai”, “Các biện pháp tránh thai an toàn”, “Tình bạn, tình yêu”, “Tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục” là những nội dung được ít học sinh lựa chọn trong kết quả khảo sát. Tuy nhiên, khi trao đổi với một số cán bộ, giáo viên của nhà trường cho thấy đây là những nội dung mà các em nên được tiếp cận và tìm hiểu kĩ hơn vì “Khi nói những vấn đề này ở trường các thầy cô còn ngại nữa là học sinh, nên thầy cô cũng chỉ dạy những kiến thức cơ bản thôi”

(Chia sẻ từ cô C.T.L.A - Giáo viên môn Sinh học), “Bây giờ các bạn cũng nhiều em yêu rồi nên cần phải học những kiến thức chuyên sâu hơn như thế này để còn biết cách bảo vệ bản thân” (Chia sẻ từ cô N.T.X - Giáo viên môn Giáo dục công dân). Bên cạnh đó, việc nắm được các kiến thức trên rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin và cách xử lý các tình huống để tránh được rủi ro không đáng có, giúp các em trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cho bản thân. Ngoài ra, do khi trao đổi về thời gian tổ chức buổi thực nghiệm với nhà trường, số buổi được tổ chức là 1 buổi, do đó tác giả lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tổ chức trong buổi chia sẻ.

37

Căn cứ lựa chọn hình thức tổ chức chương trình thực nghiệm:

Khi đã lựa chọn được đối tượng tham gia chương trình thực nghiệm, tác giả chủ động đề xuất tổ chức buổi nói chuyện cho từng lớp tham gia thực nghiệm là 2 lớp 7 và 2 lớp 8. Tuy nhiên, sau khi nhà trường xem xét lại lịch hoạt động của trường và lịch học tập của học sinh thì chỉ cho phép thực hiện một buổi chia sẻ dành cho cả hai khối.

Do thời gian một buổi chưa đủ để học sinh có thể tiếp thu những kiến thức mà các em còn hạn chế, tác giả chủ động đề xuất với thầy hiệu trưởng và cán bộ phụ trách phòng Tư vấn học đường cho tác giả trực một ngày hôm sau để có thể tư vấn, giải đáp những thắc mắc hoặc khó khăn mà các em đang vướng phải, lịch trực này có thông báo cho học sinh biết trong buổi nói chuyện.

Căn cứ lựa chọn thời gian tổ chức chương trình thực nghiệm:

Sau khi hoàn thành nội dung chương trình thực nghiệm, tác giả trao đổi lại nội dung với nhà trường và nhận được sự đồng thuận về nội dung và hình thức thực hiện. Để có được thời gian cụ thể để thực hiện chương trình, tác giả trao đổi với hiệu trưởng và cô tổng phụ trách về lịch học của học sinh và lịch hoạt động của nhà trường. Sau khi trao đổi, tác giả nhận được lịch thống nhất là tháng 1 năm 2021.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)” (Trang 46 - 48)