quyền lực. Đảng cũng như Nhà nước là chủ thể của giám sát xã hội nhưng hoạt động giám sát của Đảng không được coi là giám sát xã hội45.
Ngoài giám sát của các cơ quan Đảng, giám sát của Quốc hội cũng là giám sát mang tính quyền lực. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa giám sát của Quốc hội với giám sát của MTTQVN và các tổ chức thành viên. Giám sát của Quốc hội được coi là yếu tố cấu thành quyền lực Nhà nước và gắn chặt với quyền lực Nhà nước. Ở nước ta, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân46, nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính vì vậy, Quốc hội thực hiện quyền giám sát là Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước do chính nhân dân trao cho. Bên cạnh đó, bắt nguồn từ vị trí pháp lý của Quốc hội trong bộ máy nhà nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, điều này dẫn đến quyền giám sát của Quốc hội không chỉ là giám sát mang tính quyền lực Nhà nước mà còn là giám sát tối cao47. Còn đối với HĐND, giám sát chính là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND, đây cũng là giám sát mang tính quyền lực nhà nước. HĐND là cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước thực hiện chức năng giám sát việc thi hành hiến pháp và pháp luật ở địa phương, giám sát các cơ quan Nhà nước ở địa phương48. Khác với giám sát của MTTQVN, Quốc hội và HĐND trong quá trình giám sát có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước nếu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của HĐND cấp trên, thậm chí có quyền giải tán HĐND cấp dưới nếu làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân49.
Trong khi đó, giám sát của MTTQVN là hình thức giám sát không mang tính quyền lực Nhà nước, là giám sát xã hội, giám sát mang tính nhân dân, không thông qua cơ quan quyền lực Nhà nước nhưng lại có thể gây áp lực xã hội lên các chủ thể quyền lực để kịp thời điều chỉnh các quyết định, chính sách50. Về bản chất, giám sát xã hội là giám sát
45 Nguyễn Thọ Ánh (2010), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN hiện nay, NXB Chínhtrị quốc gia - Sự Thật, tr.21-22.