Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 84 - 92)

2. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong gia

2.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong giai đoạn

hiện nay

2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Trong các văn kiện chính trị – pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều ghi nhận vai trò, vị trí của MTTQVN như một thành tố tất yếu của chế độ dân chủ XHCN. Tuy nhiên

pháp luật hiện hành vẫn chưa có những quy định rõ cho thấy MTTQVN là một bộ phận trong hệ thống chính trị để phân biệt MTTQVN với Đảng và Nhà nước, sự phân biệt vai trò, vị trí của các thành viên trong hệ thống chính trị là để thấy rõ chức năng của từng thành viên, đồng thời để xác định tính độc lập tương đối của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị. Điều này đã dẫn đến MTTQVN chưa có vị trí độc lập cần thiết để hoạt động đúng với vai trò “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng MTTQVN chỉ là “cánh tay nối dài của Đảng” chứ chưa thực hiện được sứ mạng của mình là bảo vệ, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Điều đó cho thấy ở nhiều nơi, nhân dân còn bất bình với chính quyền, với Đảng nhưng cũng mất niềm tin vào MTTQVN. Chính vì vậy, sự nhận thức của các cấp ủy Đảng, của chính quyền địa phương và nhân dân đối với vị trí, vai trò của MTTQVN là chưa đúng đắn. Trên cơ sở cần thống nhất nhận thức về vai trò của MTTQVN trong điều kiện một Đảng cầm quyền với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tác giả cho rằng cần phải cụ thể hóa Luật MTTQVN và các văn bản pháp lý quan trọng khác, xác định MTTQVN là một tổ chức chính trị - xã hội có vị trí độc lập trong hệ thống chính trị, xây dựng những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN để cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nhận thức đúng; xây dựng cơ chế về cán bộ và tài chính độc lập với chính quyền địa phương, nhất là UBND các cấp, thể chế hóa về mặt ngân sách để tránh phụ thuộc vào cơ chế “xin – cho”; đưa ra quy định để tổ chức lại MTTQVN các cấp theo nguyên tắc tuyến dọc nhằm đảm bảo tính độc lập tương đối so với các cơ quan khác cùng cấp; pháp luật cũng cần có những quy định khác để tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, hệ thống phương tiện cho MTTQVN để đảm bảo được năng lực tài chính.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để củng cố nhận thức của các cơ quan nhà nước, cấp ủy Đảng và nhân dân về vị trí, vai trò của MTTQVN, thì việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của MTTQVN nói chung và giám sát chính quyền địa phương nói riêng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng bởi cơ chế pháp lý là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động giám sát của MTTQVN. Cho đến hiện nay, trước hết ở hệ thống pháp luật vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và mới chỉ dừng lại ở mức độ định hình chung. Vai trò giám sát của MTTQVN và các đoàn thể nhân dân đối với bộ máy nhà nước nói chung tuy được Hiến định, được Đảng và Nhà nước đề cao, song trên thực tế, cơ chế để Mặt trận thực hiện quyền giám sát của mình chưa được quy định rõ và đầy đủ. Nhiều vi phạm, thất thoát xảy ra trong các cơ quan nhà nước, các công trình, dự án lớn làm nhân dân bức xúc, MTTQVN các cấp biết nhưng do chưa được quy định, phân công nên cũng không biết chỉ đạo, tham gia như thế nào, đến đâu. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động giám sát của

MTTQVN đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ngoài Luật MTTQVN, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội(ban hành kèm Quyết định số 217-QĐ/TW), Quy chế MTTQVN giám sát cán bộ, công chức, Đảng viên ở khu dân cư (ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/2006-NQLT), Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng (ban hành kèm Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg) và một số quy định chung tại Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH13… thì các quy định mang lại một cơ chế hoàn chỉnh, cụ thể, rõ ràng là rất ít. Nhìn chung, hiện nay tuy có nhiều văn bản pháp luật đề cập đến vai trò và trách nhiệm giám sát của MTTQVN nhưng vẫn còn mang tính hình thức, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có biện pháp chế tài thích hợp đối với việc tiếp nhận và xử lý kết quả giám sát do MTTQVN kiến nghị. Từ đó dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết kết quả giám sát mang tính chất chiếu lệ. Do đó, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý hữu hiệu để MTTQVN thực hiện quyền giám sát của mình đối với HĐND và UBND các cấp có hiệu quả theo hướng sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo cho nhân dân giám sát cán bộ, công chức, đại biểu dân cử, HĐND và UBND ở địa phương, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương bằng cách đưa những quy định cụ thể về cách thức, hình thức, nội dung, phạm vi giám sát của nhân dân địa phương vào các Quy chế giám sát đã có, từ đó cung cấp cơ chế đơn giản, hiệu quả cho nhân dân tham gia giám sát với MTTQVN. Đồng thời, xây dựng hoàn thiện những cơ chế giám sát trong các lĩnh vực chưa được ban hành các Quy chế hướng dẫn như: giám sát việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở… Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh các Quy chế hướng dẫn đã ban hành như đưa Quy chế MTTQVN giám sát cán bộ, công chức, Đảng viên ở khu dân cư (ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/2006- NQLT) ra thi hành trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, cần phải nghiên cứu ban hành Luật giám sát của MTTQVN, đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, rõ ràng nhất để thực hiện tốt và hiệu quả hoạt động giám sát đối với HĐND và UBND địa phương của MTTQVN, để hoạt động giám sát của MTTQVN thật sự là một chế định quan trọng trong kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó quy định rõ ràng, đầy đủ về thẩm quyền, thủ tục, trình tự thực hiện, nội dung, hình thức giám sát cũng như hiệu quả pháp lý của việc giám sát, đồng thời quy định rõ về trách nhiệm của các chính quyền địa phương trước các yêu cầu kiến nghị giám sát của MTTQVN cũng như bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát của MTTQVN. Ở đây phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giám sát của Mặt trận, đoàn thể

với giám sát của nhân dân. Nhân dân cần chủ động đề xuất với Mặt trận để giám sát, còn Mặt trận cũng phải chủ động lấy ý kiến của nhân dân.

Thứ ba, rà soát lại hệ thống các văn bản về MTTQVN và các đoàn thể ở mỗi cấp, mỗi địa phương. Cần xây dựng những thể chế, cơ chế cụ thể để hoạt động giám sát của MTTQVN các cấp ở mỗi địa phương có tác dụng thiết thực hơn thông qua việc chính quyền địa phương chủ động ban hành Quy chế phối hợp trong giám sát của MTTQVN, đưa ra những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên, cơ chế tạo điều kiện cho MTTQVN thực hiện nhiệm vụ của mình, xây dựng và thực hiện cơ chế phản hồi, trách nhiệm giải trình sau giám sát của chính quyền địa phương để áp dụng riêng trong địa phương của mình, bổ sung cho những Quy chế giám sát khác được ban hành bởi trung ương. Bên cạnh đó, cần rà soát lại những văn bản đã ban hành có liên quan còn chưa cụ thể, có quy định chồng chéo về các nội dung trên để thống nhất thực hiện.

2.2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

Hoạt động giám sát của MTTQVN là hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: chủ thể giám sát và đối tượng giám sát. Hiệu quả hoạt động này phụ thuộc vào quá trình tham gia của cả hai chủ thể, trong đó chủ thể giám sát là MTTQVN giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của MTTQVN đối với HĐND và UBND các cấp ở địa phương trước hết phải nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của MTTQVN.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp. Chất lượng đội ngũ cán bộ quyết định đến chất lượng hoạt động của một tổ chức. Một thực tế hiện nay của công tác cán bộ Mặt trận đó là vừa thiếu về số lượng và vừa yếu về chất lượng. Theo đánh giá của những nhà làm công tác chuyên môn thì đội ngũ cán bộ MTTQVN hiện nay là những người chưa qua đào tạo bài bản, chủ yếu là do gắn bó với phòng trào, đi lên từ quần chúng, một bộ phận được chuyển qua từ các cơ quan nhà nước nên mặt bằng chung là chưa đạt. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại rất khó khăn, đòi hỏi những cán bộ Mặt trận phải có đầy đủ kiến thức pháp lý, kiến thức chuyên môn, phải có uy tín, tiếng nói thuyết phục cao, có kinh nghiệm vận động quần chúng. Để công tác giám sát của MTTQVN đối với chính quyền địa phương được hiệu quả, trước hết phải đảm bảo số lượng cán bộ cần thiết và cơ cấu hợp lý ở cơ quan chuyên trách của MTTQVN mỗi cấp, tránh tình trạng kiêm nhiệm, tăng cường đội ngũ cán bộ mà không cần tăng biên chế (bởi yêu cầu giảm biên được đặt ra cho cả hệ thống chính trị) bằng cách sắp xếp, cơ cấu cán bộ lại cho hợp lý, thiết lập hệ thống vận hành khoa học và xây dựng một đội ngũ cộng tác viên Mặt trận ở mỗi cơ sở. Bên cạnh đó, phải đảm bảo năng lực và phẩm chất của cán bộ Mặt trận bằng cách xây dựng tiêu chuẩn để

tuyển dụng và đề bạt cán bộ Mặt trận; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; tăng cường chế độ chính sách cho cán bộ Mặt trận, việc xếp lương, nâng ngạch, bậc lương theo quy định chung như cán bộ Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, củng cố, nâng cao chất lượng của các Hội đồng tư vấn, các Ban tư vấn, đội ngũ cộng tác viên của MTTQVN. Chức năng của các tổ chức tư vấn là tư vấn cho UBMTTQVN các cấp về việc hoạch định và tổ chức các chương trình hành động, chức năng của cộng tác viên là tham gia tư vấn một vấn đề nào đó hoặc cung cấp thông tin, dữ liệu cho quá trình giám sát của MTTQVN. Thời gian qua, sự tham gia của các cộng tác viên, các tổ chức tư vấn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN các cấp là hết sức mờ nhạt. Để tăng cường sự giám sát của MTTQVN ở phạm vi địa phương, bản thân MTTQVN cần tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới cộng tác viên làm tư vấn, phát huy năng lực của các tổ chức tư vấn ở các cấp, nhất là các Ban tư vấn ở địa phương.

Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp và thống nhất hành động với các thành viên trong hoạt động giám sát của MTTQVN với chính quyền địa phương. Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên không chỉ là phương thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của MTTQVN. Sự phối hợp giữa MTTQVN và các tổ chức thành viên là một tất yếu, MTTQVN cần các tổ chức thành viên để đảm bảo tính xã hội, tính đại diện còn các tổ chức thành viên cần tiếng nói chung của xã hội mà MTTQVN là đại diện. Để nâng cáo chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của mình, MTTQVN cần xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động giám sát trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các thành viên, quy trình thực hiện…

Thứ tư, củng cố và nâng cao chất lượng của MTTQVN cấp cơ sở và Ban công tác Mặt trận trên địa bàn dân cư. Cấp cơ sở chính là nơi giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với hệ thống chính trị mà còn đối với MTTQVN bởi đây chính là nơi nhân dân cư trú sinh sống, là nơi diễn ra mối quan hệ trực tiếp giữa nhân dân với chính quyền, là nơi phát sinh ra những yêu cầu thực tiễn cuộc sống làm xuất hiện các chủ trương, chính sách đồng thời cũng là nơi thực hiện và kiểm định các chủ trương, chính sách đó. Do đó, tăng cường và củng cố hoạt động của MTTQVN cơ sở là một nội dung quan trọng để phát huy vai trò, nhiệm vụ của MTTQVN, đặc biệt là trong lĩnh vực giám sát chính quyền địa phương. Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức MTTQVN mà tổ chức hoạt động tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư với chức năng phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ do pháp luật quy định. Để củng cố và nâng cao chất lượng của MTTQVN cơ sở và Ban công tác Mặt trận, trước hết phải nâng cao chất lượng cán bộ thông qua hướng dẫn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, tăng cường chế độ phụ cấp, tránh tình trạng “bán chuyên” và “không chuyên”

của cán bộ Mặt trận ở cơ sở. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường các điều kiện, nhất là về phương tiện, tài chính cho MTTQVN các cấp để thực hiện tốt các chức năng của mình; khảo sát, rà soát chính sách, chế độ đã và đang thực hiện ở cơ sở và địa bàn dân cư. MTTQVN cấp cơ sở cần thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện tốt các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền giám sát.

2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát

Mục đích cuối cùng của hoạt động giám sát đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của MTTQVN là nhằm làm cho chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước có cơ sở khoa học, phù hợp với cuộc sống, làm cho những cơ quan này và cán bộ, công chức, đại biểu dân cử hoạt động hiệu quả hơn. Để đạt được điều đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQVN với HĐND và UBND theo hai phương diện: phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động giám sát và phối hợp giữa chủ thể giám sát với đối tượng được giám sát.

Thứ nhất, tăng cường phối hợp giữa giám sát của MTTQVN và giám sát của HĐND các cấp đối với chính quyền địa phương. Hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp thuộc phạm vi hoạt động kiểm soát quyền lực từ bên trong chủ thể quyền lực, ưu điểm của hệ thống kiểm soát này là chủ thể quyền lực có quyền quyết định xử lý đối tượng vi phạm còn khuyết điểm là thiếu tính khách quan. Trong khi đó, ưu và khuyết của hoạt động giám sát của MTTQVN thì ngược lại. Cả hai hệ thống kiểm soát này đều cần sự bổ khuyết của hệ thống kia để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của mình. Chính trên cơ sở đó, để sự giám sát đối với HĐND và UBND được hiệu quả, cần phải có sự phối hợp

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w