thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân” và “MTTQVN giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật”58. Trên tinh thần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là trong các văn kiện của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vai trò, trách nhiệm của MTTQVN, cụ thể hóa những quy định về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN và kế thừa những quy định đã thực hiện ổn định, phù hợp; sửa đổi những quy định còn hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật MTTQVN 1999, ngày 09/6/2015 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật MTTQVN 2015, đây là văn bản pháp lý quan trọng và mới nhất ghi nhận về MTTQVN. Trong đó, lần đầu tiên chức năng giám sát của MTTQVN được quy định thành một chương riêng (Chương V luật MTTQVN 2013). Với việc được quy định tại Chương V Luật MTTQVN 2015, chức năng giám sát của MTTQVN càng được khẳng định tính chất quan trọng, thể hiện vai trò to lớn của MTTQVN.
Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong đó đã nêu rõ về khái niệm “giám sát” là việc theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, Đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, Quyết định số 218-QĐ/TW, ban
hành Quy định về việc MTTQVN, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cũng ra đời. Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã quy định cụ thể về khái niệm, mục đích, tính chất, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, phạm vi, phương pháp, quyền và trách nhiệm của các bên có liên quan trong giám sát và phản biện xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để
MTTQVN và các tổ chức chính trị – xã hội phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt
động giám sát và phản biện xã hội của mình trong thời gian tới. Với Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN 2015, các quyết định số 217-QĐ/TW và 218/QĐ-TW, trách nhiệm và quyền hạn của MTTQVN trong giám sát đã được pháp luật hóa ở mức cao nhất, cơ chế giám sát nhìn chung được cụ thể hóa, đòi hỏi đóng góp của MTTQVN phải cao hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.