Liên quan đến hoạt động giám sát của MTTQVN đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, ngoài Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN và hai
quyết định ở trên, Luật tổ chức Chính quyền địa phương đã ghi nhận: “Chính quyền địa
phương tạo điều kiện để UBMTTQVN và các tổ chức chính trị – xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương”59.
Ngoài những văn bản được nói trên, trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 (Điều 66), Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 (Điều 44), Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 (Chương VI), Luật bầu cử số 85/2015/QH13 (Khoản 5 Điều 4), Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH 11 (Điều 8), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 (Khoản 4 Điều 8), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11… và nhiều đạo luật, pháp lệnh cũng như các văn bản hướng dẫn khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến tổ chức bộ máy nhà nước, đến quyền và trách nhiệm của MTTQVN đều dành riêng một chương hoặc một điều để quy định về chức năng giám sát của MTTQVN đối với các cơ quan nhà nước nói chung và đối với các cơ quan dân cử, cơ quan hành chính nhà nước địa phương nói riêng. Như vậy, có thể nói, thông qua việc thể chế hóa quyền giám sát của MTTQVN trên nhiều lĩnh vực, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đã thể hiện rõ việc đề cao vai trò của hoạt động giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần tăng cường hiệu quả tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung.
2.2. Mục đích, nguyên tắc và tính chất của hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
2.2.1. Mục đích giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND có quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND, giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, ban của HĐND cấp mình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật