Báo cáo của UBMTTQVN khóa X trình Đại hội MTTQVN thị xã lần thứ XI nhiệm kỳ 2014 2019.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 69 - 72)

thanh tra được hình thành với thành phần là nhân dân địa phương, khi mà kiến thức pháp luật cũng như điều kiện hoạt động còn hạn chế thì công tác giám sát của BBTTND mang lại những kết quả chưa phản ánh đầy đủ việc thực hiện chính sách pháp luật của địa phương, bên cạnh đó, nhiều phát hiện của BTTND vẫn chưa được các cơ quan nhà nước tiếp thu và khắc phục, từ đó, dẫn đến hoạt động của BTTND dù có mang lại kết quả nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập.

Thứ hai, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11)

Cơ sở là nơi nhân dân đang có nhiều đòi hỏi về quyền làm chủ và cũng là nơi có điều kiện thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất128. Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ, thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp, nhân dân ở cơ sở thực hiện quyền làm chủ, tham gia kiểm tra, giám sát sẽ tích cực xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thực tiễn cho thấy, muốn phát huy được quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở phải xây dựng được thiết chế dân chủ ở cơ sở, tức là những quy định mang tính chất pháp lý do Nhà nước ban hành buộc mọi cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trên cơ sở ấy, năm 1998, Nhà nước ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn), với nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Pháp lệnh này đã trở thành một

văn bản pháp lý quan trọng nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Tính đến nay Pháp lệnh là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất (không kể Hiến pháp Việt Nam) quy định về vấn đề dân chủ ở cấp xã.

Căn cứ vào nội dung của Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở (Pháp lệnh dân chủ) và các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ có liên quan, hoạt động giám sát Pháp lệnh này gồm 3 phương thức:

- Giám sát trực tiếp của dân đối với toàn bộ các hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo quyền làm chủ của dân, nhất là những quyền dân chủ trực tiếp;

- Hoạt động giám sát của BTTND theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Pháp lệnh dân chủ và các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở có liên quan;

- Hoạt động giám sát của UBMTTQVN và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng và thực hiện Pháp lệnh dân chủ và các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở có liên quan.

128 Nguyễn Xuân Luyến (2010), Dân chủ ở xã, phường, thị trấn – lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học,ĐH Luật TP.HCM, tr.11. ĐH Luật TP.HCM, tr.11.

Đối với cả ba hình thức nói trên, hoạt động giám sát của MTTQVN tập trung vào những nội dung như: giám sát hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa bàn phường, xã theo các nội dung quy định tại các Điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh dân chủ; giám sát hoạt động của đại biểu HĐND, các thành viên của UBND và cán bộ phường, xã trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh dân chủ và các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở có liên quan; giám sát việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các công việc cụ thể ở địa phương, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật. Còn giám sát của BTTND là giám sát trực tiếp khi thực hiện các công việc cụ thể như: các công trình, dự án có trên địa bàn phường, xã (trừ công trình, dự án thuộc bí mật quốc gia) do các Ban quản lý công trình tổ chức xây dựng, giám sát việc thu chi các loại quỹ do dân đóng góp, giám sát việc sử dụng và quản lý đất đai, thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và bố trí tái định cư; giám sát việc thực hiện pháp luật về an sinh – xã hội; việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; giám sát kết quả giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng... Hoạt động giám sát của TTND phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra. Mặt trận xã, phường phải tổ chức và chỉ đạo hoạt động của TTND, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho các thành viên TTND, theo dõi các hoạt động cụ thể của TTND để phê duyệt một cách chính xác những kiến nghị của TTND, hướng hoạt động của TTND theo đúng quy định của pháp luật. Qua quá trình giám sát việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, MTTQVN phát hiện những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý. Ở cơ sở thì BTTND kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, Chủ tịch UBND xã, phường xem xét giải quyết và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều cốt yếu của hoạt động giám sát của Mặt trận là phát hiện những lệch lạc, những vi phạm hoặc có dấu hiện vi phạm ngay từ đầu để góp ý kiến cụ thể với người có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, với cấp uỷ đảng để tìm cách khắc phục và ngăn chặn sự vi phạm, không để khi xảy ra sự việc vỡ lở mới đề nghị thanh tra, xử lý. Giám sát là để thực hiện tốt hơn quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, giám sát giúp cho chính quyền, cán bộ, công chức nhà nước thi hành đúng chính sách pháp luật, phát hiện sớm những vi phạm có thể xảy ra hoặc bắt đầu xảy ra để kịp thời khắc phục. Tuy nhiên, đã xảy ra vi phạm thì Mặt trận, BTTND phải kiến nghị giải quyết xử lý và thông báo công khai để nhân dân biết, đồng thời tiếp tục giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó để bảo đảm hiệu quả giám sát.

Thực hiện Pháp lệnh dân chủ, trong những năm qua, công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được HĐND và UBND thị xã quan tâm, trong đó,

UBND thị xã đã kiểm tra, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện pháp lệnh này, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Trên tinh thần chỉ đạo của cấp trên, các HĐND và UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã đã luôn tích cực thực hiện pháp lệnh này trên nhiều lĩnh vực của địa phương như: nghiệm thu và quyết toán các công trình do dân đóng góp, thu chi các loại quỹ và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân đúng quy định của pháp luật; việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc biểu quyết các vấn đề quan trọng thông qua hình thức họp cử tri hoặc họp cử tri đại diện hộ gia đình; tham gia bầu, miễn nhiệm các tổ trưởng tổ dân phố tại Hội nghị của tổ dân phố; tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân… Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế dân chủ còn tồn tại một số khuyết điểm như: một số xã, phường trong địa bàn còn chưa thực sự quan tâm đến thực hiện quy chế dân chủ; còn lúng túng trong việc xây dựng nội dung đưa ra dân bàn bạc, quyết định; việc phân định những việc dân bàn bạc, quyết định trực tiếp và những việc nhân dân tham gia ý kiến thông qua đại biểu HĐND chưa rõ ràng, chưa thảo luận một cách hiệu quả…129 Trên những bất cập ấy, UBMTTQVN thị xã trong những năm qua đã thực hiện vai trò giám sát của mình với việc thực hiện Pháp lệnh này của chính quyền địa phương các xã, phường thông qua nhiều hình thức. Trong nhiệm kỳ 2008 – 2013, BTTND các xã, phường này đã giám sát 8 vụ, trong đó có 4 vụ phát hiện đúng, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết130. Pháp lệnh dân chủ còn đảm bảo cho người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở nơi cư trú. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh bầu (Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã) tại 11 xã, phường trên địa bàn thị xã, trong đó có 1 người đạt phiếu tín nhiệm dưới 50%131. Qua đó, phản ánh đúng thực trạng, mức độ được tín nhiệm của cán bộ, phát huy vai trò của nhân dân và UBMTTQVN trong xây dựng chính quyền cơ sở. Sau khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, MTTQVN các xã, phường tiếp tục giám sát việc xem xét miễn nhiệm đối với trường hợp này. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện Pháp lệnh dân chủ, toàn năm 2013 đến nay, toàn thị xã đã tổ chức nhiều hội nghị với

129 Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của UBND thị xã An Khê nhiệm kỳ 2011 – 2016 số 100/BC-UBND ngày25/3/2016. 25/3/2016.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w