của UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới cấp mình60. Như vậy, bản thân cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã có một cơ chế giám sát thông qua việc HĐND tự giám sát việc thực hiện hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của mình và của các cơ quan nhà nước khác; giám sát các hoạt động khác của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND và các văn bản quy phạm pháp luật của cả cơ quan dân cử lẫn cơ quan hành chính ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bản thân HĐND cũng như UBND các cấp địa phương không thể chủ động thực hiện những cải cách và đổi mới trong cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường tính hiệu quả, minh bạch nếu thiếu đi sự giám sát từ phía xã hội và nhân dân. Riêng sự giám sát của HĐND đối với HĐND và UBND các cấp ở địa phương là chưa đủ để xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát giúp hoàn thiện hoạt động của các cơ quan này. Vì lý do đó, sự xuất hiện hoạt động giám sát của MTTQVN là nhằm mục đích củng cố cho giám sát bên trong bộ máy nhà nước, xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát có đúng với những điều quy định, những định hướng đã đặt ra hay không để từ đó có những biện pháp nhằm khắc phục và xử lý những sai sót.
Theo quy định của Luật MTTQVN 1999, hoạt động giám sát của MTTQVN được thực hiện với mục đích “hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân”61. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra là hoạt động có tính thực quyền, cùng với thanh tra, kiểm tra, giám sát của MTTQVN hợp lại thành một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tương đối hiệu quả62. Với sự phối hợp của giám sát, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.
Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội (Ban hành kèm Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị) đã đưa ra mục đích của giám sát: “Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát
60 Khoản 1 Điều 6 và Khoản 8 Điều 19, Khoản 4 Điều 26, Khoản 5 Điều 33 Luật tổ chức chính quyền địa phươngsố 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015. số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015.