Khoản Nghị 4 quyết 753/2005/NQ-UBTVQH11 Ban hành quy chế hoạt động của HĐND ngày 2/4/2005.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 59 - 60)

vọng của nhân dân và giám sát việc tiếp thu, xử lý những ý kiến, kiến nghị đó của chính quyền địa phương các cấp trong thị xã cũng như của đại biểu HĐND, mặc dù kết quả mang lại từ hoạt động này là chưa nhiều.

1.1.3. Giám sát cán bộ, công chức, cán bộ dân cử ở địa phương

Giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt

Hoạt động giám sát của MTTQVN đối với đại biểu dân cử (đại biểu HĐND) được thực hiện bằng các hình thức: tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, giám sát của Ban thanh tra, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh bầu hoặc phê chuẩn… Trong đó, ngoài hình thức tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri đã được trình bày ở trên, thì hình thức giám sát đại biểu dân cử thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt của chính quyền địa phương là hình thức giám sát đáng chú ý nhất đối với cán bộ, công chức và đại biểu dân cử nói chung. Đây chính là một nội dung trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về phát huy vai trò của MTTQVN trong việc giám sát công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, Đảng viên, nhất là cán bộ, công chức, Đảng viên ở cơ sở; Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Trước hết là công tác giám sát việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện bởi đại biểu HĐND. Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn số 35/2012/QH13 (hết hiệu lực ngày 1/7/2015), số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 (có hiệu lực ngày 1/7/2015) quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh sau: Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, ủy viên thường trực HĐND, Trưởng Ban của HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND111, là những chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Lấy phiếu tín nhiệm trong trường hợp này chính là một hình thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân theo hình thức đại diện, được nhân dân giao phó cho đại biểu dân cử, có sự tham gia giám sát của UBMTTQVN trong việc tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm gửi HĐND trước kỳ họp112, còn bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức đánh giá hoạt động của các chức danh này thông qua

111 Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với chức vụ do Quốc hội, HĐNDbầu hoặc phê chuẩn số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012, Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ bầu hoặc phê chuẩn số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012, Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w