Khoản 3 Điều 31 Luật MTTQVN số 75/2015/QH13 ngày 9/6/2015.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 60 - 62)

đề nghị của một số chủ thể nhất định, trong đó có MTTQVN, trên cơ sở đó để có hướng xử lý với những chức danh không còn được tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh nêu trên ở các cấp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được đông đảo nhân dân ủng hộ. Đây chính là hoạt động giám sát của HĐND đối với chất lượng những người đại biểu của mình thông qua lá phiếu tín nhiệm, cũng chính là việc MTTQVN thực hiện việc giám sát gián tiếp của mình đối với HĐND và đại biểu HĐND.

Tại thị xã An Khê trong thời gian qua, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt trong chính quyền địa phương được thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của Chính phủ và UBTWMTTQVN, Nghị quyết liên tịch số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 (có hiệu lực ngày 1/7/2015). Nhiệm kỳ 2011 – 2016 theo Nghị quyết liên tịch số 35/2012/QH13 (có hiệu lực trong thời gian này), toàn thị xã đã triển khai công tác này trên trên phạm vi thị xã và 11 xã, phường, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm những chức danh này bắt đầu được tổ chức vào kỳ họp đầu tiên của năm 2013 và tương tự ở các đơn vị cấp xã. Với việc lấy phiếu tín nhiệm, thông qua văn bản trả lời các yêu cầu giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm về các nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri có liên quan do UBMTTQVN thị xã cung cấp, UBMTTQVN thị xã tiến hành giám sát hoạt động của những chức danh này trên cơ sở các giải trình cũng như đánh giá sự tín nhiệm trong quá trình công tác. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 của HĐND và UBND thị xã, tại kỳ họp 6 tháng đầu năm 2013 và kỳ họp cuối năm 2014, HĐND thị xã đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với: Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên thường trực HĐND, Trưởng 2 ban HĐND thị xã; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, các ủy viên UBND thị xã, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm qua hai đợt là 16 người, tất cả những người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp của HĐND đều được “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm”, không có trường hợp nào có phiếu “tín nhiệm thấp”113. Với việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu, thông qua kiến nghị của mình, UBMTTQVN thị xã (là một trong ba căn cứ đưa người giữ chức vụ do HĐND bầu ra bỏ phiếu tín nhiệm)114 thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình đối với các chức danh này trong việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo luật định, thực tiễn ở thị xã An Khê trong cũng trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 của

113 Báo cáo kiểm điểm kết quả công tác tổ chức và hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND thị xã nhiệm kỳ2011 – 2016 số 04/BC-HĐND ngày 29/3/2016. 2011 – 2016 số 04/BC-HĐND ngày 29/3/2016.

114 Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với chức vụ do Quốc hội,HĐND bầu hoặc phê chuẩn số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014; Khoản 2 Điều 31 Luật MTTQVN số 75/2015/QH13 HĐND bầu hoặc phê chuẩn số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014; Khoản 2 Điều 31 Luật MTTQVN số 75/2015/QH13 ngày 9/6/2015.

HĐND và UBND thị xã, không có người nào bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, do đó, nhìn chung vai trò của UBMTTQVN thị xã trong trường hợp này là chưa được thể hiện. Bên cạnh đó, công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm còn triển khai ở 11 xã phường, tổ chức 60 đợt lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở đơn vị cấp xã cùng hàng trăm người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn (hầu hết đều được tín nhiệm).

Khác với hình thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 được thực hiện bởi các đại biểu HĐND thì công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBMTTQVN cũng là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng dân chủ ở địa phương do BTT MTTQVN cấp xã chủ trì với thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm: các thành viên MTTQVN cấp xã, thành viên BTT của các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp, Trưởng BTTND, Trưởng Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố115. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định một trong những nội dung công khai để dân biết và dân giám sát đó là kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã116. Đây là hình thức mà qua đó nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với những người đứng đầu chính quyền địa phương tại xã, phường nơi mình cư trú thông qua vai trò của UBMTTQVN cấp xã. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 của HĐND và UBND, toàn thị xã đã tổ chức các cuộc lấy phiếu tín nhiệm theo chu kỳ hai năm một lần với các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND của 11 xã, phường, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm là 44 người mỗi đợt. Trong đó, đa số những lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh này đều được hơn 50% tín nhiệm117. Tham gia chủ trì việc tổ chức thường xuyên, đúng quy định của pháp luật việc lấy phiếu tín nhiệm này, BTT UBMTTQVN cấp xã đã góp phần thực hiện dân chủ trong đời sống của nhân dân địa phương qua việc đánh giá và quyết định các chức danh chủ chốt, nhìn chung kết quả của công tác này những năm qua là chưa được đánh giá cao, bởi đa số các chức danh đều được tín nhiệm, việc tổ chức này

115 Điều 19 Nghị quyết liên tịch hướng dẫn thi hành các điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháplệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2008; Điều 26 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2008; Điều 26 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007.

116 Khoản 7 Điều 5, Điều 26 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH13 ngày20/4/2007. 20/4/2007.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w