Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 29 - 30)

vệ Tổ quốc”54 mà không có một điều khoản nào đề cập đến chức năng giám sát của MTTQVN đối với cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan dân cử, cơ quan hành chính nói riêng. Trên tinh thần kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 ra đời trong bối cảnh đổi mới đất nước, hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính ở địa phương được chú trọng hơn, nhằm tăng cường hoạt động của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước, nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước được đề cao, vai trò giám sát của các cơ quan nói chung và của MTTQVN nói riêng cũng vì thế mà được coi trọng. Điều 9 Hiến pháp 1992 khẳng định MTTQVN có quyền tham gia “giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước”55. Lần đầu tiên, hoạt động giám sát của MTTQVN được ghi nhận như một quyền hiến định, là cơ sở quan trọng để MTTQVN thực hiện tích cực và hiệu quả hơn hoạt động giám sát, góp phần tham gia vào quá trình xây dựng và củng cố năng lực quản lý nhà nước. Ra đời trên cơ sở Cương lĩnh đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của ĐCS Việt Nam và kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Hiến pháp 2013 thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao và phát huy dân chủ XHCN, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Trên cơ sở ấy, vai trò giám sát của MTTQVN tiếp tục được thừa nhận bên cạnh việc bổ sung thêm những chức năng khác cũng như những quy định về vị trí, vai trò, các tổ chức thành viên và nguyên tắc hoạt động của MTTQVN56. Việc tiếp tục thừa nhận vai trò giám sát các cơ quan nhà nước của MTTQVN tại văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp 2013 đã một lần nữa khẳng định tính quan trọng và sự cần thiết của giám sát này trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động của cơ quan dân cử, cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Bên cạnh sự phát triển của Hiến pháp Việt Nam qua các thời kì, Luật MTTQVN cũng là một văn bản pháp lý hết sức quan trọng ghi nhận những quyền và nghĩa vụ của MTTQVN, trong đó có hoạt động giám sát. Điều 2 Luật MTTQVN 1999 quy định một trong những nhiệm vụ của MTTQVN là “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước”57. Trên cơ sở quy định chung về nhiệm vụ của MTTQVN tại Điều 2, Điều 12 tiếp tục khẳng định rõ hơn về hoạt động giám sát của MTTQVN là “giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra,

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương – Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w