8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Quản lí giáo dục
Giáo dục, một hiện tượng xã hội đặc biệt, là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người. Nhờ có giáo dục mà tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và
tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên): “Quản lý giáo dục là quá
trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [28]
Từ những khái niệm quản lý giáo dục nêu trên, chúng ta thấy rằng các yếu tố cơ bản của quản lý giáo dục bao gồm: Chủ thể quản lý giáo dục; khách thể quản lý giáo dục; mục tiêu quản lý giáo dục; phương pháp quản lý giáo dục; công cụ quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục bao gồm các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong quản lý giáo dục có tác động từ chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý giáo dục, nhưng cũng có thông tin phản hồi từ khách thể tới chủ thể quản lý giáo dục. Điều này giúp cho chủ thể quản lý giáo dục có thể điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn. Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con người. Chính vì vậy, không thể sử dụng những mệnh lệnh cứng nhắc, máy móc mà phải tôn trọng họ, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của họ.