8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QL hoạt động BDHSG, trong Chương 3 tác giả đã đề xuất 9 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDHSG ở các trường THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi biện pháp đều có một ý nghĩa, một vai trò nhất định trong quá trình quản lý hoạt động BDHSG ở trường THPT. Các biện pháp không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý hoạt động dạy học. Nếu biện pháp 1 là cơ sở thực hiện các biện pháp còn lại, vì nhận thức quyết định thái độ hành vi. Muốn QL hoạt động BDHSG đạt kết quả cao thì trước hết nhận thức của các lực lượng có trách nhiệm phải đúng đắn. Các biện pháp 2, 3, 4, 5, 9 là trọng tâm, có tính quyết định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDHSG ở trường THPT. Các biện pháp 6, 7, 8 có tác dụng tích cực về mặt tâm lý, tạo động lực phấn đấu vươn lên và sự quyết tâm trong hành động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDHSG. Biện pháp 4 là rất quan trọng, có vai trò chi phối các hoạt động QL nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDHSG.
Do vậy, trong công tác QL hoạt động BDHSG, người quản lý không được coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải biết kết hợp và triển khai một cách đồng bộ. Người quản lý phải biết lựa chọn, biết kết hợp các biện pháp một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của địa phương thì mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các biện pháp đòi hỏi phải có thời gian thực hiện, hoạt động BDHSG là một quá trình bền bỉ, lâu dài. Chính vì vậy, CBQL, GV phải kiên trì, với sự
mền dẻo, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện mới đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động BDHSG.