Thực trạng về mục tiêu, nguyên tắc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng về mục tiêu, nguyên tắc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

trường trung học phổ thông huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Hoạt động BDHSG ở các trường THPT thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích chung là phát huy phẩm chất, năng lực

của HS. Trên cơ sở phân tích các văn bản quy định, kinh nghiệm của bản thân về BDHSG và tham khảo ý kiến của chuyên gia, tôi đã đưa ra những mục tiêu cụ thể và tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát bảng 2.5.

Bảng 2.5. Mục đích của bồi dƣỡng học sinh giỏi

TT Mục đích Tỉ lệ % Thứ bậc 1 Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung 16,15 4 2 Để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của HS 19,23 1 3 Nâng cao năng lực CM cho đội ngũ GV 13,85 5 4 Nâng cao uy tín cho nhà trường 13,08 6 5 Chọn đội tuyển tham gia các kỳ thi HSG các cấp 19,23 1

6 Tạo hứng thú cho HS trong học tập, nghiên cứu, rèn

luyện, phấn đấu 18,46 3 Số liệu trên bảng 2.5 cho thấy một số vấn đề như cơ bản các ý kiến được khảo sát cho rằng, bồi dưỡng HSG ở trường THPT là để “ Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của HS” và “ Chọn đội tuyển tham gia các kỳ thi HSG các cấp” – 19,23% ý kiến lựa chọn, xếp bậc 1. Tiếp đến là “ Tạo hứng thú cho HS trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện, phấn đấu” – 18,46% ý kiến, xếp bậc 3. Đáng chú ý như “Nâng cao uy tín cho nhà trường” cũng được 13,08% số ý kiến lựa chọn, xếp bậc 6. Tôi cho rằng, về bản chất, “Nâng cao uy tín cho nhà trường” không phải là mục tiêu của hoạt động BDHSG ở trường THPT. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển GD hiện nay ở nước ta, đây cũng là vấn đề rất được quan tâm ở các trường THPT.

Bằng phương pháp phỏng vấn ở một số CBQL, GV, kết quả cho thấy các ý kiến đều đồng nhất với mục đích BDHSG đã xác định trong khảo sát.

Như vậy, cơ bản CBQL, GV, HS đã nhận thức đúng mục đích của hoạt động BDHSG ở trường THPT cũng như những vấn đề “kéo theo” của hoạt động này hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)