Tổ chức tốt tuyển chọn, bồi dưỡng năng lực, chuyên môn cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 93 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tổ chức tốt tuyển chọn, bồi dưỡng năng lực, chuyên môn cho đội ngũ

đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tuyển chọn những GV giỏi, có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết, trách nhiệm với công tác BDHSG. Chất lượng HSG của một trường phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng trong đó đội ngũ GV là yếu tố quyết định hàng đầu. Bởi vì, không có thầy giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì không thể có nền GD chất lượng. Xây dựng đội ngũ GV BDHSG đảm bảo số lượng, trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Chất lượng HSG của một trường phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng trong đó đội ngũ GV là yếu tố quyết định hàng đầu. Bởi vì, không có thầy giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì không thể có nền GD chất lượng. Do đó việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt tuyển chọn, bồi dưỡng năng lực, chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thực tiễn ở các trường THPT ở Phù Mỹ cho thấy, trường nào có nhiều GV giỏi trường đó sẽ có nhiều trò giỏi và ngược lại trường nào có nhiều HSG chắc chắn sẽ phải có nhiều GV giỏi. Do đó, việc tuyển chọn, phân công đội ngũ GV giỏi tham gia BDHSG chính là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sự thành công của nhà trường.

kiện sau: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi; có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình say mê với công việc; có kiến thức và hiểu biết sâu rộng; là người biết truyền lửa tạo động cơ, hứng thú và biết rèn cho HS kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho HS noi theo.

Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp; bồi dưỡng năng lực chuyên môn; bồi dưỡng năng lực sư phạm; bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế; bồi dưỡng các kiến thức hỗ trợ.

Tuyển chọn giáo viên tham gia bồi dƣỡng

Phải nói rằng nếu làm công tác BDHSG mà không có năng lực, không say mê thì hiệu quả không cao. Do đó, để việc tuyển chọn GV dạy BDHSG có chất lượng, HT nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cửu hồ sơ của GV, nhằm giúp hiệu trưởng biết được năng lực của GV từ đó để có sự phân công hợp lý với sở trường của GV.

- Trao đổi với TTCM và thăm dò ý kiến của GV có thâm niên BDHSG, đồng thời lấy ý kiến của HS đã tham gia học bồi dưỡng.

- Đánh giá việc giảng dạy trên lớp, tham gia thi GV dạy giỏi các cấp, kết quả tham gia bồi dưỡng những năm học trước.

Khi phân công dạy bồi dưỡng, HT cần phân công một môn từ 2 đến 3 GV, có cả GV kinh nghiệm chủ chốt lẫn trẻ tuổi cùng dạy một lớp. Việc phân công này tạo điều kiện cho những GV trẻ học tập GV có kinh nghiệm đề tạo nguồn lâu dài; đồng thời chính những GV trẻ tuổi là người năng động trong việc cập nhật những tri thức mới. Mặc khác, cần trao đổi với GV để có sự phân công thống nhất trong việc chia phân môn một cách hợp lý, tránh quá tải đối với GV BDHSG để họ có thời gian đầu tư cho việc học tập, nghiên cứu.

Ngoài ra, HT có thể mời các GV có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng ở các đơn vị khác tham gia dạy bồi dưỡng vào từng giai đoạn hoặc từng chuyên đề.

Bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho GV

Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ GV là nhân tố quyết định thành công của quá trình GD nói chung và chất lượng BDHSG nói riêng. Bởi vì năng lực dạy BDHSG của mỗi GV là khác nhau và chỉ phát triển khi bản thân GV thực sự có nhu cầu tự hoàn thiện mình, ý chí vươn lên, sự say mê nghề nghiệp và muốn đạt đến đỉnh cao của sự thành công.

Hiện nay, đối với nhiều nhà trường, việc sắp xếp thời gian để đội ngũ GV theo học các lớp bồi dưỡng tập trung là rất phức tạp. Chính vì vậy, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng kết hợp với tự bồi dương của GV để nâng cao trình độ chuyên môn là giải pháp tối ưu nhẩt.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, HT nhà trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dường có tính khả thi và hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

HT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ GV dạy BDHSG; hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế.

- Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp: Đây là nội dung vô cùng quan trọng, giúp cho GV nhận thức được đứng đắn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đối với HS.

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng HSG, bởi vì người thầy có năng lực tốt, có chuyên môn giỏi mới có đủ khả năng để bồi dưỡng dẫn dắt các em trong quá trình học tập và rèn luyện.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV là nội dung cơ bản, quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế: Tổ chức tham quan và học tập với các trường THPT có chất lượng cao, có uy tín ở trong và ngoài tỉnh để trao đổi kinh nghiệm về quản lý, tuyển chọn, bồi dưỡng, phát hiển năng lực HS, đồng thời tạo điều kiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ: GV BDHSG cần có vốn hiểu biết rộng, do đó hiệu trưởng cần tổ chức và tạo điều kiện cho GV bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như: Tin học, Ngoại ngữ, việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, kiến thức về tâm lý lứa tuổi HS, kỹ năng khai thác mạng và CNTT,...

- Đa dạng các hình thức bồi dưỡng

Ngoài việc được bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn của Sở và Bộ GD&ĐT, HT cần chủ động xây dựng các hình thức bồi dưỡng như: Cử GV đi học bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn; tự bồi dưỡng tại chỗ; hoạt động của tổ chuyên môn; mời chuyên gia về bồi dưỡng tại trường.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện hiện pháp

Trong quá trình chỉ đạo, cần thực hiện tốt việc phân loại GV, đảm bảo sự công bằng, phát huy được mặt ưu điểm của GV. Động viên, khen thưởng, biểu dương kịp thời những GV có nhiều cố gắng, điển hình gương mẫu, đạt thành tích cao trong công tác BDHSG. Đồng thời nhắc nhở những GV chưa nhiệt tình, chưa thực sự nỗ lực, thành tích về HSG chưa cao để họ điều chỉnh kịp thời.

HT phải tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, chế độ, chính sách và các điều kiện khác phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV tham gia BDHSG; tạo môi trường thuận lợi cho GV được phát triển và cống hiến.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)