Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung

trung học phổ thông huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Việc quản lý chương trình, nội dung BDHSG ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Quản lý hợp lí sẽ tạo ra sự thống nhất trong các nội dung bồi dưỡng, tạo ra điều kiện để phát triển chương trình, nội dung đáp ứng yêu cầu cho những nhiệm vụ, những thời điểm cụ thể.

Hoạt động quản lý chương trình, nội dung BDHSG có thể thực hiện bằng các biện pháp như: Quán triệt chương trình, nội dung đối với GV ngay từ đầu năm học; thống nhất với các nhóm về chương trình, nội dung từng môn trong cả năm; điều chỉnh nội dung khi có ý kiến đề xuất của GV, cập nhật những vấn đề mới, những thay đổi ...

Kết quả khảo sát hoạt động này được thể hiện trên bảng 2.14.

Bảng 2.14. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện quản lý nội dung BDHSG

ND Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết X Tốt Khá TB Yếu X (1) 67,09 32,91 0 0 3,67 64,56 30,38 5,06 0 3,59 (2) 60,76 39,24 0 0 3,61 74,68 24,05 1,27 0 3,73 (3) 67,09 31,65 1,27 0 3,66 64,56 34,18 1,27 0 3,63

(1) Quán triệt chương trình, nội dung bồi dưỡng HSG đối với GV ngay từ đầu năm học.

(2) Thống nhất với các nhóm về chương trình, nội dung bồi dưỡng HSG từng môn trong cả năm.

(3) Điều chỉnh nội dung khi có ý kiến đề xuất của GV bồi dưỡng HSG.

Theo đó, các nội dung khảo sát đều được đánh giá là thực hiện tốt, đạt điểm trung bình từ 3,59 trở lên. Đây là thực trạng tích cực trong việc quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng HSG ở trường THPT trên địa bàn huyện Phù Mỹ.

Tuy nhiên đa số GV còn đang lúng túng về phương pháp BDHSG. Nhiều GV chủ yếu dùng cách cung cấp tài liệu tham khảo cho HS và yêu cầu HS nghiên cứu, làm các bài tập trong đó. Nội dung BDHSG mới chỉ chú trọng đến kiến thức, kỹ năng của từng môn học mà chưa có sự kết hợp hài hòa với việc giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống cho HS.

2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên ở trường trung học phổ thông huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)