Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 48 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các nhân tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

Để hoạt động BDHSG đạt hiệu quả cao, trước hết CBQL, GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời, CBQL cần nắm vững các nội dung, phương thức QL hoạt động BDHSG. Có như vậy, các nhà QL mới có thể xây dựng được kế hoạch phù hợp, khả thi và

tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra đảm bảo phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ và tiềm năng của HS.

Học trò giỏi đòi hỏi phải có thầy giáo giỏi, và có thầy giỏi sẽ có trò giỏi. Người thầy giáo giỏi là người biết truyền cảm hứng, phát hiện những HSG kịp thời và biết khơi dậy trong các em niềm đam mê khám phá các tri thức khoa học. Chính vì vậy, năng lực của người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động BDHSG.

1.5.2.2. Chất lượng học sinh

Hoạt động cá nhân của HS đóng vai trò quyết định đến chất lượng học tập của bản thân các em; mà hoạt động cá nhân của HS lại phụ thuộc rất lớn vào tư chất cá nhân, tinh thần và thái độ, niềm đam mê của chính HS đó. Chính vì vậy, kết quả của hoạt động BDHSG phụ thuộc rất lớn vào việc nhà trường có tuyển chọn được những HS có chất lượng tốt hay không.

Chất lượng HS không những chỉ là điểm số, xếp loại kết quả học tập của HS mà còn bao gồm phẩm chất đạo đức, nề nếp học tập, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cần thiết khác.

1.5 2.3. Quy chế chuyên môn

Để công tác BDHSG mang lại kết quả cao thì việc xây dựng Quy chế dạy học, Quy chế QL hoạt động dạy học là rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng HSG ở các nhà trường. Là cơ sở pháp lý để sắp xếp tổ chức, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nhân sự, xác định được mục đích, nội dung, chương trình BDHSG.

1.5.2.4. Các nhân tố khác

Ngoài các yếu tố nêu ở trên thì các yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng đến hoạt động BDHSG trong các nhà trường THPT như: CSVC và trang TBDH, sự hợphiệu quả củacác lực lượng trong quản lý hoạt động BDHSG, Công tác TĐ-KT đối với hoạt động BDHSG, công tác duy trì sự thường xuyên, đa dạng trong hoạt động BDHSG, nguồn lực tài chính,….

Tiểu kết chƣơng 1

Ở Chương này đã đề cập tới các vấn đề về BDHSG ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Tác giả cũng đã trình bày để làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động BDHSG. Đồng thời, tác giả cũng đã cố gắng phân tích các vấn đề cốt lõi có tác động đến QL hoạt động BDHSG ở trường THPT. Các vấn đề nêu trên chính là nền tảng lý luận để tác giả định hướng nghiên cứu thực trạng QL hoạt động BDHSG ở các Trường THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDHSG nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động này tại đơn vị.

Hoạt động BDHSG ở trường THPT tập trung vào hai mục tiêu chính là BDHSG theo từng môn học và bồi dưỡng đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp. Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp BDHSG được nhà trường xác định cụ thể đối với từng bộ môn và từng kỳ thi.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)