Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Giáo

Giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về hoạt động bồi dưỡng HSG

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Để QL hoạt động BDHSG đạt hiệu quả tốt, cần thiết phải làm cho mỗi cá nhân liên quan có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động BDHSG, từ đó tham gia tích cực trong việc BDHSG của nhà trường.

Đội ngũ CBQL, GV phải nắm chắc và thông suốt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nguồn nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Quán triệt mục tiêu “dân trí, nhân lực, nhân tài” vào kế hoạch của nhà trường, cần nắm vững những cơ sở lý luận cơ bản về quá trình phát triển một tài năng, tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài. Từ đó, GV ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, tài giỏi cho đất nước.

Việc nâng cao nhận thức cho HS về BDHSG chính là việc bồi dưỡng động cơ, hứng thú và phương pháp học tập, sẽ giúp HS xác định được mục đích học tập của mình, tự học, tự nghiên cứu để làm chủ tri thức. Cần phải làm cho các em hiểu rằng, hoạt động BDHSG là một trong các hoạt động bồi dưỡng để các em phát triển năng lực của mình chứ không phải mục đích cuối cùng là để các em thi đạt kết quả cao. Khi đó các em sẽ không còn bị áp lực vì thành tích trong thi cử, các em sẽ say mê khám phá tri thức, thi cử chỉ là một cách để khẳng định mình chứ không phải mục đích cuối cùng.

CMHS là những người gần gũi với HS nhất, vì vậy quan điểm, nhận thức của họ sẽ tác động từng giờ, từng ngày tới HS. CMHS là lực lượng quan trọng trong mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội, cần tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ các bậc CMHS, xã hội đối với nhà trường trong hoạt động BDHSG.

Do đó, HT cần nghiên cứu sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định hướng dẫn của ngành về BDHSG; cụ thể hóa và phổ biến cho CBQL, GV, HS, CMHS thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, hội nghị xây dựng kế hoạch năm học, họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt lớp, hội nghị CMHS…. Phải làm cho các lực lượng GD trong nhà trường nhận thức đầy đủ các vấn đề sau đây:

chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, gắn liền xây dựng thương hiệu nhà trường. Vận động CMHS tích cực ủng hộ công tác BDHSG, xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và CMHS trong công tác BDHSG.

- Tổ chức tốt việc quán triệt về Nội quy HS, Quy định về kiểm tra, Quy chế tuyển chọn HSG … Từ đó hình thành trong các em ý thức chấp hành quy định, nếp sống có tổ chức, có kỷ luật, nề nếp học tập và rèn luyện để phát triển năng lực trên cơ sở phát triển toàn diện.

- Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập đối với HSG của trường, về phương pháp BDHSG đối với GV, biên soạn thành các tài liệu tham khảo cho GV và HS. GV thiết kế bài học theo hướng kích thích và khơi dậy được năng lực nội sinh trong mỗi HS để HS tự khẳng định mình; theo dõi biểu hiện tư tưởng, tâm lý HS học BDHSG để kịp thời điều chỉnh động cơ, thái độ học tập. Tổ chức các hội nghị học tốt để tuyên dương, khen thưởng HS có thành tích cao trong học tập.

- Nhà trường kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hội nghị nêu gương tự học điển hình trên thế giới, trong nước đã thành đạt, thành danh; giao lưu với HS cũ thành đạt, đã có nhiều thành tích, đem lại vinh quang cho bản thân, gia đình, nhà trường. Qua đó tạo điều kiện cho HS có thể trao đổi, học hỏi phương pháp học tập, kinh nghiệm với nhau. Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp nhằm tạo điều kiện để học sinh trao đổi, đóng góp ý kiến, kiểm điểm hoạt động của cá nhân, của tập thể, đặc biệt là vấn đề tự học, từ đó có phương hướng tiếp theo; các buổi sinh hoạt phải tạo không khí vui vẻ, hình thức phong phú.

- Nhà trường tổ chức gặp mặt CMHS có con tham gia các đội tuyển trước khi ôn luyện HSG để CMHS nhận thức, đồng thuận với nhà trường. Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổng kết, thông báo kết quả đến CMHS.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Biện pháp này được thực hiện và đạt kết quả cao phải có sự tạo điều kiện và chỉ đạo của cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường; có sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, sự đồng lòng của cả đội ngũ GV và CMHS. Biện pháp này cần có thời gian dài, được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)