Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 67 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ở

ở trường trung học phổ thông huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Tại các trường THPT quản lý mục tiêu BDHSG thông qua việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch BDHSG. Trong khoa học QL, chức năng lập kế hoạch đóng vai trò là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng khác, đây được coi là chức năng hạt nhân, quan trọng của quá trình quản lý.

Tôi lựa chọn những cách thức lập kế hoạch thường có trong BDHSG ở trường THPT để khảo sát. Kết quả khảo sát được trình bày trên bảng 2.12.

Bảng 2.12. Quản lý lập kế hoạch hoạt động BDHSG

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu X

1 Nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể về

BDHSG căn cứ vào kế hoạch của Sở 83,54 16,46 0 0 3,84 2 Tìm hiểu nhu cầu BDHSG của HS và

3 Hướng dẫn GVBM xây dựng kế hoạch

BDHSG 58,23 40,51 1,27 0 3,57

4 Giao tổ chuyên môn thảo luận thống nhất

kế hoạch BDHSG theo từng môn học 63,29 35,44 1,27 0 3,62

5 Giao Phó Hiệu trưởng duyệt kế hoạch dạy

BDHSG từng môn 63,29 34,18 2,53 0 3,61 Hằng năm, căn cứ Kế hoạch thời gian năm học, căn cứ các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường ban hành Quy chế tuyển chọn, BDHSG, xây dựng Kế hoạch tổ chức BDHSG. Trên cơ sở các văn bản của nhà trường, các tổ chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch BDHSG của tổ, trong đó đề cập đến nội dung, cách thức thực hiện, phân công nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và thời gian thực hiện.

Việc lập kế hoạch BDHSG ở trường THPT theo cách thức “ Nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể về BDHSG căn cứ vào kế hoạch của Sở” đạt điểm trung bình cao nhất 3,84 điểm; cách thức “ Tìm hiểu nhu cầu BDHSG của HS và CMHS” có điểm trung bình thấp nhất 3,38 điểm.

Qua kết quả phỏng vấn đa phần ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng việc tìm hiểu nhu cầu BDHSG của HS và CMHS và các tổ chuyên môn chưa triển khai tốt công tác lập kế hoạch BDHSG theo từng môn học.

Kết quả BDHSG ở các trường THPT huyện Phù Mỹ còn thấp so với mục tiêu và tiềm năng của các trường trong huyện, việc quản lý mục tiêu BDHSG chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)