8. Cấu trúc luận văn
1.4.9. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng cho hoạt động bồi dưỡng học
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch BDHSG thì HT phải thực hiện tốt công tác QL kiểm tra, đánh giá hoạt động BDHSG, từ đó điều chỉnh kế hoạch, nội dung, huy động các nguồn lực để BDHSG đạt kết quả tốt nhất.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá được chất lượng của từng đội tuyển, chất lượng đội ngũ, các điều kiện về CSVC, kinh phí để từ đó có các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng BDHSG.
1.4.9. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh giỏi
Công tác TĐ-KT là động lực thúc đẩy chất lượng các hoạt động BDHSG. Nhà trường phải sử dụng hiệu quả kết quả của hoạt động BDHSG, nếu GV, HS thấy được rằng việc sử dụng kết quả hoạt động BDHSG là thiết thực, nếu nhà trường có các biện pháp động viên cả về vật chất và tinh thần đối với những cá nhân đạt thành tích tốt trong hoạt động BDHSG thì chắc chắn GV và HS sẽ nỗ lực, cố gắng vươn lên. Do vậy, HT cần luôn đổi mới, cải tiến chế độ, chính sách TĐ-KT kịp thời, công bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp tình hình thực tế.
Quan điểm QL bằng hiệu quả công việc là chính, vì vậy, nhà trường cần có mức thưởng xứng đáng cho HSG và GV có thành tích BDHSG, mức thưởng tính theo số lượng HS và tăng theo chất lượng giải. Trao thưởng đặc biệt giá trị cao cho những HSG đạt giải cao,quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của GV và HS. Ghi tên và thành tích những HS đạt HSG các cấp tại phòng truyền thống của nhà trường. Hàng năm tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng công tác BDHSG để động viên, khích lệ GV và HS.
Làm tốt công tác xã hội hóa GD về công tác BDHSG. Phối kết hợp với CMHS, hội khuyến học, các nhà tài trợ, nhằm huy động nguồn kinh phí khen thưởng cho GV và HSG để động viên phong trào.