8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tổ chức tốt việc phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng nề nếp học tập, động cơ, thái độ học tập cho HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của HS.
Phát hiện, chọn đúng được những HS có phẩm chất, năng lực tốt nhất, có niềm đam mê đối với từng môn học, những học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thực ở mức độ cao.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Công tác phát hiện, tuyển chọn HSG
Biểu hiện của HSG thường tỏ ra nắm bắt bản chất vấn đề nhanh, có khả năng phân tích, khái quát hóa, tổng hợp, đánh giá vấn đề nhanh, chính xác hơn HS khác; HSG thường tỏ ra không quan tâm, không chú ý tới những vấn đề cũ, không đòi hỏi tư duy; HSG hay đặt ra những câu hỏi khác biệt về những vấn đề mới, hay làm theo cách riêng, không chịu chấp nhận kết quả của người khác một cách dễ dàng.
Về cách thức phát hiện và tuyển chọn HSG: GV cần thông qua thái độ, hành vi, ngôn ngữ của HS trong các giờ học để phát hiện những HS có năng lực nhận thức tốt, có niềm đam mê, có tư duy sáng tạo. Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở: Căn cứ vào thành tích đã đạt được các năm học trước; căn cứ vào kết quả thi HSG, qua đợt kiểm tra sàn lọc; căn cứ vào nhận thức, yêu thích, say mê nghiên cứu môn học; đề nghị của GV trực tiếp giảng dạy trên lớp, GV chủ nhiệm lớp, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, gia đình và bạn bè của HS.
BDHSG là quá trình lâu dài, cần phát hiện sớm các em HSG và bồi dưỡng tạo nguồn từ đầu cấp học; người GV đặt người học vào đúng vị trí chủ
đề của hoạt động nhận thức, hướng dẫn dìu dắt các em, tạo hứng thú tích cực và ham mê nghiên cứu của HS.
Căn cứ Kế hoạch BDHSG, HT nhà trường cần thông báo rộng rãi đến toàn thể GV, HS và CMHS cách thức, thời gian tuyển chọn các đội tuyển HSG của nhà trường để HS biết và phấn đấu.
HT cần cụ thể hóa các biểu hiện của HSG, cách thức và thời gian phát hiện, tuyển chọn HSG trong quy chế phát hiện, tuyển chọn và BDHSG do nhà trường ban hành. Thời gian ban hành là trước khi bắt đầu năm học mới và phải được quán triệt trong Hội nghị đơn vị.
Vào đầu năm học khoảng đầu tháng 9, nhà trường tổ chức cho HS đăng ký các môn học nâng cao, tổ chức làm một bài kiểm tra, tổ chức thi HSG cấp trường, từ đó xét duyệt để các lớp học BDHSG theo các môn học.
Lãnh đạo trường họp cùng TTCM để xây dựng kế hoạch, chương trình BDHSG bộ môn; phân công GV giảng dạy các lớp BDHSG, hướng dẫn HS phương pháp học tập các bộ môn, giới thiệu chương trình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo, các chuyên đề nâng cao. GV hướng dẫn các HS tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tập cho HS khả năng tư duy độc lập sáng tạo, logic, biết cách phân tích, tổng hợp, khái quát hóa một số vấn đề kiến thức của môn học.
Tiến hành khảo sát để chọn, lập đội tuyển HSG tham gia thi HSG cấp tỉnh. Trong quá trình bồi dưỡng đội dự tuyển, GV tiếp tục kiểm tra bằng nhiều hình thức để có danh sách đội tuyển chính thức. Đội tuyển HSG 12 được lập vào tháng 10 hàng năm gồm những HS lớp 12, 11, 10; Đội tuyển HSG 11 được lập vào tháng 3 hàng năm gồm những HS lớp 11, 10. Quan tâm chú trọng HS 10, 11 để tạo nguồn cho những năm sau.
Như vậy, phát hiện và tuyển chọn HSG là một quá trình xuyên suốt quá trình học tập của HS. Đội tuyển HSG không là cố định mà luôn có sự vận
động, thay thế và bổ sung những nhân tố mới.
Tăng cƣờng quản lý hoạt động trên lớp của học sinh giỏi
Hoạt động học tập trên lớp của HSG là một trong những hoạt động giữ vai trò quyết định kết quả học tập của HS. Hoạt động đó thực sự có hiệu quả khi bản thân HS có sự đam mê, khát khao khám phá, muốn tự khẳng định mình. Thông qua sự quản lý trực tiếp của GV dạy bồi dưỡng HSG.
Do đó, để quản lý hoạt động học trên lớp của HSG, HT cần chú ý đến một số nội dung sau:
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban quản lý dạy bồi dưỡng HSG, phân công trách nhiệm của từng bộ phận rõ ràng nhằm đưa HS vào khuôn khổ, nề nếp học tập.
Hiệu trưởng chỉ đạo GV dạy bồi dưỡng HSG hướng dẫn HS nắm nội quy, lịch bồi dưỡng, phương pháp học, các nội dung hay chuyên đề được học; yêu cầu HS nâng cao ý thức chủ động tự học, tự nghiên cứu.
Hiệu trưởng chỉ đạo GV dạy bồi dưỡng HSG cần tăng cường kiểm tra đánh giá mức độ đạt được của HS, đồng thời, chỉnh sửa kịp thòi những lỗi sai sót cho HS.
Để tạo động lực, năng động, tự tin trong quá trình tham gia học bồi dưỡng HSG của HS. Hiệu trưởng cần mạnh dạn ưu tiên miễn các hoạt động giáo dục khác cho đội tuyển trong thời gian cao điểm trước các kỳ thi HSG, và chỉ đạo GV có thể đánh giá cho điểm thay cho bài kiểm tra thường xuyên của HS ở trên lớp đối với môn học đó. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần mạnh dạn xử phạt những HS thiếu ý thức tham gia học bồi dưỡng HSG hên lóp để làm gương cho các HS khác.
Chú trọng quản lý hoạt động tự học của học sinh giỏi
thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người.
Để quản lý hoạt động tự học mang lại hiệu quả, giúp trang bị cho HS phương pháp và kỹ năng tự học, cần:
Hiệu trưởng chỉ đạo GV cần đổi mới phương pháp dạy học làm cho HS yêu thích và say mê môn học, bằng cảch GV có thể dùng tiết dạy để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn, đặt vấn đề bằng những câu chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi thú vị, những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em. GV hướng dẫn cho HS tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp ở trên lớp và ở nhà. GV cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web chuyên ngành, hoặc các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để HS tham khảo thêm, hoặc thành lập địa chỉ chung của lớp để trao đổi.
Động viên, khuyến khích HS tích cực tham gia đọc, nghiên cứu và giải bài, tham gia viết bài đăng trên báo, tạp chỉ chuyên ngành; khen thưởng, nêu gương những HS có bài viết, bải giải được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tăng cường phối hợp với cha mẹ HS để động viên, quản lý nề nếp tự học ở nhà.
Vấn đề tự học ở HS là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập đạt kết quả cao, đòi hỏi HS phải tự giác, không ngừng tìm tòi học hỏi. Bên cạnh đó, sự định hướng của GV đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự thành công trong việc chiếm lĩnh tri thức của HS.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Cần có CBQL chuyên sâu về QL hoạt động BDHSG, là người truyền tải thông điệp của nhà trường về công tác phát hiện, tuyển chọn HSG tới GV,
HS, CMHS. Đội ngũ GV dạy BDHSG là những người có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy; có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, biết thương, có uy tín với HS, CMHS và hội đồng sư phạm. Sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của tất cả cán bộ, GV và CMHS.