Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể, thiết thực phù

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể, thiết thực phù

phù hợp tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng nhà trường

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Để có bức tranh tổng quát về công tác BDHSG cho CBQL và GV và HS; tạo cho nhà trường và GV khả năng xây dựng kế hoạch QL và dạy học một cách khoa học.

Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; cập nhật những nội dung, phương pháp mới phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan của nhà trường, từ đó giúp HT theo dõi và đưa ra các biện pháp QL phù hợp, nâng cao chất lượng BDHSG.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Việc phát hiện HSG được triển khai thực hiện hàng năm ở các nhà trường ngay ở đầu năm học. Nhà trường tổ chức khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau để lựa chọn đội tuyển. Từ đó tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để bồi dưỡng. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, số lượng, thời gian, chương trình, CSVC và TBDH, nội dung, cách thức, các lực lượng tham gia bồi dưỡng, thời gian thực hiện, kết quả đạt được, chế độ bồi dưỡng cho GV và HS; kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống.

trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.

Để lập kế hoạch BDHSG có tính khả thi và thực sự thành nội lực thúc đẩy quá trình BDHSG, HT phải dựa trên các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT và tình hình thực tế đội ngũ, HS, CSVC, tài chính của đơn vị để xây dựng kế hoạch:

- Kế hoạch cho từng năm học: Nếu kế hoạch toàn khóa là những yếu tố có tính chất chiến lược cho cả một quá trình dài phấn đấu thì kế hoạch từng năm học lại là hoạt động có tính chất chiến thuật để đạt được mục tiêu từ thấp đến cao. Căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng kế hoạch BDHSG cho từng năm học: Từ việc xác định mục tiêu, phát hiện, lựa chọn đội tuyển HSG, sắp xếp lịch ôn tập, kiểm tra, phân công GV giảng dạy... Kế hoạch từng năm học phải linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình cụ thể và lúc cần phải điều chỉnh cho thích hợp với tình hình và tiến độ công việc.

- Kế hoạch cho cả khóa học: Để lập được kế hoạch có tính chất khả thi và thực sự thành nội lực thúc đẩy BDHSG thì phải bám sát tình hình thực tế của nhà trường như đội ngũ giáo viên, học sinh, trang thiết bị, tài chính… Xác định các tiêu chí lớn để phấn đấu như có bao nhiêu HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia; những GV nào phụ trách; khai thác các nguồn lực từ nhà trường và bên ngoài xã hội để hỗ trợ cho việc BDHSG.

Chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các bộ phận chuyên môn và các cá nhân, tập trung vào các kế hoạch chuyên đề có liên quan đến công tác BDHSG.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của Chi ủy, BGH, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)