8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Quản lý tuyển chọn học sinh giỏi
Chọn đối tượng HSG là khâu đầu tiên, là hạt nhân nồng cốt cho đội tuyển. Nếu chọn đối tượng tốt sẽ thuận lợi cho bồi dưỡng, từ đó GV có điều kiện phát huy các thế mạnh về truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho HS.
Để hoạt động BDHSG đạt được hiệu quả cao nhất, công tác phát hiện, tuyển chọn HSG cần được thực hiện kịp thời, chính xác. Muốn làm được điều đó, mỗi GV cần nắm rõ một số đặc điểm cơ bản của HSG, trong quá trình giảng dạy và giáo dục có thể xác định được HS nào là “HSG tiềm năng” để có hướng thử thách, định hướng cho HS bộc lộ hết năng lực, sở trường.
Công tác phát hiện, tuyển chọn HSG thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Căn cứ vào điểm và kết quả của năm học trước. Tất nhiên điểm số không phải là cơ sở và căn cứ chủ yếu, càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn HSG, nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào danh sách những “HSG tiềm năng”.
Bước 2: Xem xét kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường. Đây là cơ sở thực tiễn có độ chính xác cao vì quá trình học tập, rèn luyện ở trường, các em được bộc lộ và thể hiện đầy đủ những phẩm chất, năng lực của mình.
Bước 3: Phát hiện HSG thông qua các câu hỏi, nhiệm vụ đòi hỏi tư duy bậc cao trong quá trình giảng dạy, GV có thể trực tiếp trao đổi đối với từng cá nhân HS. Qua thực tế, cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì người dạy sẽ phát hiện được những học trò có tư duy độc lập, sáng tạo, có năng lực nhận thức tốt và đam mê bộ môn.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức. Bước này được coi là bước cuối cùng trong khâu tuyển chọn HSG.
Việc kiểm tra, đánh giá có thể thông qua tổ chức Kỳ thi chọn HSG cấp trường. Sau đó, trong quá trình bồi dưỡng đội dự tuyển, GV cần nhiều lần tổ chức kiểm tra nhằm tuyển chọn chính xác các HS có năng lực tư duy tốt nhất vào đội tuyển; hình thức kiểm tra, đánh giá phải đa dạng.