Chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 96 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Nội dung và phương pháp bồi dưỡng là những yếu tố cấu thành quan trọng trong hoạt động BDHSG. Mục đích của biện pháp này là nhằm cập nhật những nội dung, phương pháp mới, thống nhất phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị cho từng bộ môn, đồng thời phát huy tính tích cực học tập của HS.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Quản lý tốt việc cải tiến nội dung, phương pháp BDHSG. Chương trình BDHSG trên cơ sở là kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển tư duy HS; dựa vào định hướng nội dung bồi dưỡng HSG của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, từ đó chọn tài liệu để xây dựng chương trình phù hợp với thực tế của nhà trường.

Các phương pháp dạy học mà GV tham gia bồi dưỡng HSG có thể sử dụng để khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi và niềm say mê khoa học.

Về nội dung bồi dƣỡng HSG

Kết hợp hài hòa giữa giáo dục pháp luật, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với nội dung chương trình BDHSG cụ thể của từng môn học cho HS. Giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống tổ chức chung cho HS toàn trường.

Đối với nội dung BDHSG của từng môn, các tổ chuyên môn cần tổ chức cho GV nghiên cứu kỹ chương trình BDHSG do Sở GD&ĐT hướng dẫn, tổng hợp các đề thi các năm trước. Trên cơ sở đó, chi tiết hóa các chuyên đề trọng tâm phù hợp với đối tượng HS của nhà trường, điều chỉnh thời lượng cho từng nội dung của mỗi chuyên đề, mỗi bộ môn cần từng bước thiết lập ngân hàng các dạng bài tập, các dạng câu hỏi cho mỗi chuyên đề phục vụ hoạt động BDHSG; sưu tầm và lưu trữ một cách khoa học các đề thi chọn HSG của các trường trên toàn quốc, các nhà sách để GV, HS tìm tài liệu tham khảo.

Về phƣơng pháp bồi dƣỡng HSG

Mỗi GV khi tham gia BDHSG cần hiểu cặn kẽ để có thể áp dụng một cách phù hợp các phương pháp dạy học.

Tạo động lực, niềm đam mê, khơi dậy tình yêu môn học cho HS thông qua việc giới thiệu các tấm gương tiêu biểu của nhà trường; có cơ hội phát huy năng lực học tập, năng khiếu của cá nhân và có điều kiện tìm hiểu sâu rộng kiến thức một môn học khi tham gia bồi dưỡng.

Thực hiện phương châm: Dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài cỏ tính quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát. Sau mỗi bài tập nâng cao GV cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm giúp HS tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn. Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học theo dự án.

Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình HS bị hỏng phần nào, GV sửa và khắc sâu ngay.

Nhà trường cần chỉ đạo GV tăng cường hướng dẫn HS tự học, hướng dẫn HS tiếp cận dần phương pháp nghiên cứu khoa học để HS có thể dần biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Để đổi mới việc thực hiện nội dung, chương trình BDHSG có hiệu quả, HT chỉ đạo xây dựng quy trình theo các bước sau:

- Nghiên cứu các hướng dẫn của Sở GD&ĐT Bình Định về nội dung, chương trình bồi dưỡng và thi HSG hàng năm để xây dựng chương trình khung, định hướng các nội dung.

- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình BDHSG, thẩm định các chương trình đã biên soạn, tổ chức cho GV nghiên cứu, bàn bạc về

nội dung chương trình BDHSG. Cần chọn các GV có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, nhiều kinh nghiệm và đã đạt được thành công trong hoạt động BDHSG.

- Tổng hợp các đề thi HSG của tỉnh Bình Định, các tỉnh thành khác trong cả nước để cung cấp tài liệu tham khảo cho GV và HS; tham khảo chương trình, nội dung BDHSG của các trường THPT có thành tích cao trong thi HSG, từ đó nghiên cứu, chọn lọc rút ra hệ thống kiến thức cơ sở chung, làm cơ sở cho việc xây dựng các chuyên đề BDHSG, biên soạn chương trình, nội dung BDHSG cho các môn học ở các khối lớp.

- Sau mỗi năm, tổ chức hội thảo, hội nghị tổng kết, rút kinh nghiện, cần tiếp tục xem xét, điều chỉnh cho phù hợp trong các năm học tiếp theo.

Bên cạnh đó, nhà trường cần chỉ đạo GV, kết hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội ngoài nhà trường tăng cường tổ chức các buổi tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục kỹ năng sống... thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa về truyền thống, đạo lý của dân tộc, giúp HS nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão và lý tưởng của mình.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp này, HT nhà trường cần chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp BDHSG trong kế hoạch chiến lược, kiên trì thực hiện trong nhiều năm. Cụ thể hóa trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm, đồng thời, cần phổ biến rộng rãi đến CBQL, GV, HS, CMHS để có được sự đồng thuận và sự hỗ trợ của các lực lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)